Đại dương rộng lớn trên Sao Hỏa về sau bị bốc hơi. Ước tính chỉ còn 1/3 lượng nước nguyên thủy còn lại trên hành tinh này ở đỉnh của những mõm băng đá. Lượng nước từng có trên sao Hỏa đủ để nhấn chìm toàn bộ hành tinh này dưới lớp nước có ở độ sâu 137m.
Phát hiện mà NASA có được là nhờ quan sát của kính thiên văn hồng ngoại Keck II ở Hawaii và kính thiên văn khổng lồ ESO ở Chilê.
Các kính thiên văn này đã theo dõi bầu khí quyển của Hành tinh Đỏ trong 6 năm qua. Dữ liệu thu thập được chứng tỏ trong hợp chất cấu tạo các mỏm băng đá ở hành tinh này có "nước nặng"
Đây là một phát hiện đầy ý nghĩa bởi trong tự nhiên, sự tồn tại của nước nặng đồng nghĩa với sự tồn tại của nước theo một tỷ lệ nhất định tương ứng.
Thành phần của nước nặng bao gồm một nguyên tử hydro và một neutron. Trong khi đó, phân tử nước có 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxy.
Dữ liệu mà NASA thu thập được cho thấy hành tinh Đỏ rất ướt át cách đây 1 tỷ năm. Đại dương bao phủ 20% bề mặt bắc bán cầu hành tinh này ở độ sâu tối đa là 1,6 km trong hàng triệu năm.
Khí hậu ôn hòa từng có mặt trên Sao Hỏa. Nhờ những cơn gió mặt trời đã quạt mát hành tinh này, thổi những lớp khí nóng khỏi bề mặt sao Hỏa và ngăn cản nước bị đun nóng và bốc hơi.
Càng về sau, sự biến đổi khí hậu trên sao Hỏa khiến hành tinh này trở nên khô hạn. Ngày nay, những gì chúng ta quan sát được về Hành tỉnh Đỏ là một nơi khô cằn, mờ mịt bụi, và điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, không cho phép sự sống tồn tại và sinh sôi.
Tuy nhiên, ngoài việc phát hiện ra nước từng bao phủ phần lớn bề mặt Sao Hỏa, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự tồn tại khí mê-tan trong bầu khí quyển của hành tinh này.
Điều đó chứng minh các hoạt động sinh học từng diễn ra ở đây trong những kỷ nguyên xa xưa.
Để thu thập thêm những bằng chứng thuyết phục hơn, Cơ quan nghiên cứu không gian của Châu Âu sẽ phóng tàu thám hiểm lên sao Hỏa vào năm 2018 để thu thập dữ liệu về các chất hóa học có quan hệ mật thiết đến sự sống .
Nguyễn Thị Quỳnh Như (theo E-Tech)