Yuval Noah Harari nói rằng não người sẽ sớm bị hack nếu chúng ta không tìm ra cách điều chỉnh AI (trí tuệ nhân tạo). Nhận xét của Yuval Noah Harari chắc chắn nói lên nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của nhân loại về AI, nhưng liệu ông có đúng?

‘Não con người có thể bị hack nếu không tìm ra cách điều chỉnh trí tuệ nhân tạo’

Sơn Vân | 07/11/2021, 21:12

Yuval Noah Harari nói rằng não người sẽ sớm bị hack nếu chúng ta không tìm ra cách điều chỉnh AI (trí tuệ nhân tạo). Nhận xét của Yuval Noah Harari chắc chắn nói lên nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của nhân loại về AI, nhưng liệu ông có đúng?

Việc hack mà Yuval Noah Harari, tác giả cuốn sách bán chạy nhất có tên Sapiens (Lược sử loài người), mô tả mang tính ngôn ngữ hơn là nghĩa đen. “Để hack một con người là hiểu người đó tốt hơn họ biết chính mình và dựa trên đó ngày càng thao túng bạn”, Harari nói với chương trình 60 Minutes của đài CBS.

Thành thật mà nói, bạn có thể tranh luận rằng đây là điều đã xảy ra trong các môi trường như Facebook và YouTube, nơi người dùng ngày càng được cung cấp nhiều nội dung hấp dẫn và cực đoan với nỗ lực giữ họ tiếp tục trải nghiệm.

Trong thế giới của tội phạm mạng và hack, điều này nằm trong danh mục được gọi là social engineering (tấn công phi kỹ thuật). Thế nhưng có một điểm khác biệt chính: Định nghĩa truyền thống của social engineering là sự tương tác giữa con người với nhau. Trong trường hợp này, Yuval Noah Harari gợi ý rằng bản thân AI sẽ tấn công phi kỹ thuật với những con người không nghi ngờ.

Yuval Noah Harari tin rằng số lượng lớn dữ liệu đang được thu thập bây giờ sẽ dẫn đến ngày càng nhiều thuật toán mạnh mẽ hơn cho chúng ta biết mọi thứ, từ việc học gì đến kết hôn với ai.

Harari không nói cụ thể về công nghệ mà ông lo sợ, thay vào đó đề cập ý tưởng thu thập dữ liệu và các thuật toán mạnh mẽ.

IBM trình bày chi tiết lịch sử của AI, bao gồm cả câu hỏi của nhà khoa học máy tính huyền thoại Alan Turing: “Máy móc có thể suy nghĩ không?”. IBM giải thích: “Ở dạng đơn giản nhất, AI là một lĩnh vực kết hợp giữa khoa học máy tính và bộ dữ liệu mạnh mẽ, để cho phép giải quyết vấn đề”.

Vì vậy, "bộ dữ liệu mạnh mẽ" nằm ngay trong định nghĩa. Ngày nay, nhiều người trong chúng ta mang theo smartphone và đồng hồ ghi lại mọi thứ chúng ta làm và tương tác, cho đến cách chúng ta cử động chân tay vào ban ngày và ngủ ban đêm. Bây giờ, với các giao diện não-máy tính như Neuralink, ít nhất một số người có vẻ mong muốn giảm bớt khoảng cách giữa họ và việc thu thập dữ liệu.

nao-con-nguoi-co-the-bi-hack-neu-khong-som-dieu-chinh-tri-tue-nhan-tao1.jpg
Yuval Noah Harari cho rằng não của con người có thể bị hack nếu không sớm điều chỉnh trí tuệ nhân tạo

Harari đề xuất ba nguyên tắc để giúp đảm bảo các công nghệ này hoạt động an toàn và không có sự tích tụ sức mạnh đáng sợ.

Đầu tiên, dữ liệu phải được sử dụng để trợ giúp hơn là thao tác. Tiếp theo, ông cho biết bất kỳ công ty hoặc tập đoàn nào có quyền khảo sát đều phải đảm bảo rằng quyền lực được sử dụng một cách có trách nhiệm. Cuối cùng, dữ liệu không được tập trung chỉ ở một nơi, điều mà Harari cho rằng sẽ dẫn đến chế độ độc tài.

Harari dạy lịch sử tại Đại học Hebrew ở Jerusalem (thủ đô Israel) và làm việc trong cả lịch sử lẫn triết học. Điều đó có nghĩa, dù những hiểu biết sâu sắc và suy đoán của ông có giá trị nhất định, Harari không phải là nhà khoa học và đang không thực hành với bất kỳ loại AI nào.

Đại dịch đã giúp các tập đoàn thu thập dữ liệu y tế của chúng ta, gióng lên hồi chuông cảnh báo về dữ liệu sinh trắc học, chẳng hạn hình ảnh khuôn mặt, dấu vân tay hoặc thậm chí là DNA.

Netflix biết bạn muốn xem gì? Amazon biết bạn sẽ bỏ tiền vào đâu? Sau 10 hoặc 20, 30 năm nữa, các thuật toán như vậy có thể cho biết bạn học đại học nào, làm việc ở đâu, kết hôn với ai, thậm chí là bỏ phiếu cho ai

Những gì chúng ta đã thấy, đến giờ là các tập đoàn và chính phủ thu thập dữ liệu về nơi chúng ta đi, những người chúng ta gặp, những bộ phim chúng ta xem. Giai đoạn tiếp theo là giám sát dưới da của chúng ta", Harari nói.

Harari trích dẫn khung thời gian "10 hoặc 20, 30 năm" cho một số vấn đề mà ông gợi ý - một khung thời gian có vẻ thận trọng với một số khía cạnh nhưng lại xa hơn với những vấn đề khác. Ví dụ, Facebook đã cho phép các nhà quảng cáo bán thông tin sai lệch để thao túng người dùng.

Kết quả là chúng ta đang ở trong tình huống nào? Đó là một câu hỏi khó trả lời, một phần là do tính chất rộng rãi trong các nhận xét của Harari.

Ông cũng cẩn thận chỉ ra rằng sức mạnh dữ liệu có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề nan giải nhất của nhân loại. Điểm mấu chốt có thể là Harari gợi ý các công ty có lượng dữ liệu người dùng khổng lồ nên giám sát cẩn thận để đảm bảo sử dụng chúng một cách có trách nhiệm. Có thể hình dung rằng tính năng giám sát đã tạo ra sự khác biệt cách đây 15 năm khi Facebook mới trình làng chưa lâu (vào 2005).

Bài liên quan
Doanh nhân Việt từ rửa bát thuê đến thúc đẩy ngành trí tuệ nhân tạo ở Nhật
Một công ty khởi nghiệp phát triển phần mềm do ba thanh niên Việt Nam sáng lập tại Nhật Bản dự định sẽ nắm bắt những cơ hội lớn bằng cách đáp ứng đến từng chi tiết mà các hãng nước này thường bỏ qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Não con người có thể bị hack nếu không tìm ra cách điều chỉnh trí tuệ nhân tạo’