Robot tích hợp trí tuệ nhân tạo giúp người bị liệt có cảm giác bước đi chứ không phải chỉ đơn giản là kéo chân tay họ cử động.

Công nghệ khung xương robot giúp người bị liệt đi lại

Cẩm Bình | 07/11/2021, 16:16

Robot tích hợp trí tuệ nhân tạo giúp người bị liệt có cảm giác bước đi chứ không phải chỉ đơn giản là kéo chân tay họ cử động.

Lần đầu tiên sau hàng chục năm, Duoduo nhớ lại cảm giác đi bộ là như thế nào. Chân cô được buộc vào các thanh nẹp lớn hiện đại, một nẹp vải buộc quanh eo, bao quanh cơ thể là “khung xương ngoài” của những chiếc chân robot.

Khi Duoduo bắt đầu di chuyển, đôi chân cô thực hiện loạt động tác quen thuộc mà nhiều người bình thường xem là điều hiển nhiên.

“Tôi đã khóc. Đây là cảm giác mà từ lâu tôi không có, cảm giác mà tôi gần như đã quên. Tôi gần như đã từ bộ việc đi bộ, chấp nhận mình phải ngồi xe lăn đến cuối đời”, Duoduo chia sẻ trên Weibo.

Năm 2009 lúc 17 tuổi, Duoduo đang chơi với bạn ở tầng 2 một khu nhà ở thì mất thăng bằng ngã xuống một đống cát. Cô tiếp đất bằng mông và đôi chân của cô sau đó không có cảm giác và cũng chẳng thể cử động nữa.

Bản thân Duoduo không hiểu được mức độ nghiêm trọng của chấn thương do trước đây chưa từng gặp ai bị chấn thương cột sống. Cô cho biết: “Sau vài năm tập luyện tôi vẫn không tiến bộ. Tôi nhận ra tình hình sẽ không khá hơn, nhiều đêm tôi chui đầu vào chăn mà khóc”.

Tháng trước, Duoduo nhận được cuộc gọi từ Trình Thiên (RoboCT) – công ty khởi nghiệp chuyên phát triển công nghệ liên quan đến robot, y học phục hồi và trí tuệ nhân tạo. RoboCT muốn cô thử khung xương robot mà họ chế tạo.

cduoduo.jpg
Duoduo sử dụng khung xương robot do RoboCT chế tạo - Ảnh: Weibo

Dù trông như bước ra từ phim siêu anh hùng, khung xương robot vẫn rất thiết thực cho cuộc sống như giúp con người nâng vật nặng hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng. Tuy nhiên không rõ liệu công nghệ này có thể bứt phá trở thành sản phẩm sử dụng hay không, vì chúng còn quá đắt đỏ và chưa phù hợp dùng hàng ngày.

Giám đốc RoboCT Zhang Jiyu cho biết, sở dĩ công ty chọn tập trung vào lĩnh vực y tế là vì giá trị rõ ràng mà khung xương robot có thể mang lại.

“Khi một người phục hồi chứng năng, bước đi đầu tiên và bước đi thứ 100.000 rất khác nhau. Thiết bị kết hợp với ý định của người dùng hỗ trợ điều chỉnh mỗi bước đi, một bước có thể dài 35 cm, bước tiếp theo dài 42 cm”, ông Zhang giới thiệu.

Thiết bị - được Cục quản lý Sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc cấp phép năm 2019 - sử dụng các cảm biến tích hợp trí tuệ nhân tạo điều chỉnh chuyển động bước đi cho phù hợp với người dùng. Nó đem lại cho người dùng cảm giác đi bộ chứ không phải đơn giản là cảm giác như chân họ bị kéo đi.

Nếu như trước đây, phải cần đến 3 - 4 người để giúp Duoduo cử động tay chân thì máy móc giúp quá trình phục hồi diễn ra dễ dàng hơn và dễ thực hiện trên quy mô lớn.

Hiện tại, phục hồi chức năng kiểu truyền thống áp dụng loạt bài tập trị liệu tăng cường tái tạo dây thần kinh ngoại vi hoặc cải thiện khả năng phục hồi chức năng của người bệnh. Người bệnh phụ thuộc nhiều vào nhân viên phụ trách trị liệu để cử động chi ngăn thoái hoá, hoặc tình huống tốt nhất là giúp hồi phục một phần chức năng ở chi bị tổn thương.

"Nhưng không phải ai cũng đủ tiền đến trung tâm phục hồi chức năng mỗi ngày, còn tập luyện ở nhà thường không hiệu quả", Duoduo cho biết.

Năm 1990, nhà phát minh Ray Kurzweil - hiện giữ chức giám đốc kỹ thuật của Google - từng dự đoán vào đầu nhưng năm 2000, những “bộ xương ngoài sinh học” sẽ giúp người liệt chi đi lại được.

Dự đoán trên chưa hoàn toàn thành hiện thực vì sản phẩm như vậy chưa phổ biến, nhưng đến nay, đã có một số robot dùng cho việc phục hồi chức năng như Lolomat của công ty Thụy Sĩ Hocoma, Ekso từ công ty Mỹ Ekso Bionics, HAL từ công ty Nhật Cyberdyne.

khus.jpg
Sản phẩm do Ekso Bionics (Mỹ) phát triển - Ảnh: Getty Images

Tại Trung Quốc, công nghệ này vẫn còn mới mẻ và trong giai đoạn phát triển ban đầu. RoboCT là đơn vị đi đầu, xây dựng được quan hệ hợp tác với gần 200 bệnh viện, sản phẩm họ chế tạo được sử dụng hơn 80.000 lần.

Công ty Bác Lợi (Fourier Intelligence, Thượng Hải) và công ty Mại Bộ (Milebot, Thẩm Quyến) cũng phát triển khung xương robot tương tự.

Giám đốc RobotCT Zhang Jiyu cho biết mục tiêu dài hạn của công ty là cải tiến nhằm đưa sản phẩm thoát ra khỏi phạm vi trung tâm hồi phục chức năng, có thể sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày – một nỗ lực cần mất đến nhiều năm.

Giá sản phẩm hiện tại quá đắt: hơn 100.000 NDT (tương đương 15.600 USD) trong khi một chiếc xe lăn chất lượng tốt cho người liệt chi chỉ có giá khoảng 2.000 NDT (khoảng 312 USD).

Gia đình Duoduo có 2 thành viên lớn tuổi bị liệt nửa người. Khung xương robot mang lại cho họ hy vọng và sức lực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ khung xương robot giúp người bị liệt đi lại