Hiện nay, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi rất nhiều cho người bệnh và người tham gia BHXH, BHYT. Trong đó, việc nâng cao nhận thức và sự chủ động của sinh viên trong việc tham gia BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN

tuyetnhung | 29/11/2018, 17:20

Hiện nay, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi rất nhiều cho người bệnh và người tham gia BHXH, BHYT. Trong đó, việc nâng cao nhận thức và sự chủ động của sinh viên trong việc tham gia BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Ngày 28.11, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức tọa đàm “Nâng cao nhận thức và sự chủ động của sinh viên trong việc tham gia BHXH, BHYT và BHTN” cho 500 sinh viên của trường.

Toạ đàm nhằm tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTNtrong sinh viên để giúp sinh viên hiểu và áp dụng hiệu quả các quy định của chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

Bởi lẽ, sinh viên là đối tượng đặc biệt của BHXH, BHYT nói chung và công tác truyền thông chính sách nói riêng. Việc nâng cao nhận thức về BHXH, BHYT vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của thế hệ tri thức trẻ, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV nhấn mạnh tầm quan trọng, thiết yếu của chính sách BHXH, BHYT nhằm bảo đảm quyền lợi của mọi người dân, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho đối tượng học sinh sinh viên.

Theo PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn, hiện nay các trường đại học, cao đẳng trên cả nước nói chung và trường Đại học KHXH&NV luôn quan tâm đến việc triển khai thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, BHYT đến các đối tượng học sinh sinh viên. Đặc biệt là tăng cường công tác tuyên truyền, đảm bảo quyền lợi đóng, hưởng BHYT, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh sinh viên trong việc tham gia BHYT.

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: BHXH

Theo lãnh đạo trường Đại học KHXH&NV, tỷ lệ sinh viên của trường tham gia BHYT trong năm học 2018-2019 đạt 98%, trong đó sinh viên năm thứ nhất đạt 98,4%, sinh viên năm thứ hai và ba đạt 98%, sinh viên năm cuối đạt 97,4%.

Việc tuyên truyền giáo dục về chính sách pháp luật BHXH, BHYT, BHTN luôn được nhà trường quan tâm sát sao. Dự kiến, tháng 12.2018, trường sẽ tiếp tục tổ chức tọa đàm lần thứ 3 để có thêm nhiều sinh viên được tiếp cận và quán triệt các chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn đánh giá, nhận thức sinh viên ở các trường đại học về BHXH, BHYT càng ngày càng cao và nhắn nhủ đến các sinh viên của mình hãy đặt nhiều câu hỏi để được các chuyên gia giải đáp cụ thể.

Ông Nguyễn Đức Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông (BHXH Việt Nam) phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: BHXH

PGS.TS Trần Thị Hạnh - Giảng viên Khoa Triết học cho rằng BHXH trang bị cho mình “vật chất”, còn bản thân tự trang bị cho mình “tinh thần” để chống chọi với bệnh tật, vượt lên số phận. Hiện nay, bàvẫn thường xuyên đi khám lại và được BHYT thanh toán, chia sẻ gánh nặng.

PGS.TS Hạnh nhấn mạnh: "BHYT là sự động viên, an ủi, chia sẻ với người bệnh; BHYT gắn với sự ưu việt, với chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Cuộc đời con người có những việc xảy ra mà mình không thể lường hết được. Mỗi em phải chuẩn bị cho mình một hành trang để làm chủ mình, bằng hành động thực tế. Tham gia BHXH, BHYT chính là cách hành động thực tế ấy của các em".

Nói rõ hơn về tầm quan trọng của BHXH, BHYT, bạn Lê Minh Hoàng – sinh viên K60 lớp chất lượng cao, Khoa Khoa học quản lý chia sẻ: "Cách đây 2 năm, em hoạt động thể dục, thể thao và đứt dây chằng. Em phải phẫu thuật và chi phí cho ca mổ là rất lớn đối với một sinh viên như em. Mỗi sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình trước những biến động như vậy trong cuộc sống.

Học sinh trao đổi tại Toạ đàm - Ảnh: BHXH

Cuộc phẫu thuật tốn 80 triệu đồng nhưng rất may nhờ tham gia BHYT, phần lớn gánh nặng tài chính cho cuộc phẫu thuật đã được cơ quan BHXH chi trả. Giả sử nếu em không tham gia BHYT thì gia đình em sẽ phải rất vất vả để lo và trả nợ đủ số tiền trang trải cho cuộc phẫu thuật. Thật may mắn là em đã tham gia BHYT".

Theo quy định, mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, sinh viên đóng 70% còn lại. Số tiền mà một sinh viên đóng BHYT hiện tại là hơn 43 nghìnđồng/tháng, phần ngân sách nhà nước hỗ trợ là 18.765 đồng/tháng.

Sinh viên có thể lựa chọn phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng cho cơ sở giáo dục, nhà trường màsinh viên đang theo học. Về mức chi trả, nếu đi khám chữa bệnh đúng tuyến, sinh viên được chi trả các mức 80% - 95% - 100%, tùy từng mã thẻ. Nếu khám trái tuyến, mức chi trả là 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương, 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh đến ngày 31.12.2020; 100% chi phí điều trị nội, ngoại trú tại các bệnh viện tuyến huyện.

Từ năm 2021, học sinh, sinh viên được chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước. Trường hợp đi khám chữa bệnh không xuất trình đầy đủ thủ tục, được quỹ BHYT thanh toán trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội trong phạm vi và mức hưởng theo quy định.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mỗi học sinh, sinh viên tham gia BHYT được cấp một mã số bảo hiểm xã hội; dùng mã số này để làm thủ tục tham gia và hưởng BHYT. Trường hợp tham gia 5 năm liên tục trở lên sẽ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn.

Đối với học sinh đủ 6 tuổi và có ngày sinh trước 30.9 của năm nhập học thì thu và cấp thẻ BHYT có giá trị từ ngày 1.10 của năm đó; học sinh có ngày sinh sau 30.9 của năm nhập học thì thu và cấp thẻ BHYT có giá trị sau tháng sinh nhật.

Đối với học sinh, sinh viên tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên, thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng BHYT.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN