Giá khí đốt cao khiến tăng nhu cầu sử dụng nhiên liệu, người Tanzania chọn cách mưu sinh là phá rừng trái phép để bán than.

Nạn phá rừng không kiểm soát để kinh doanh than bùng nổ ở Tanzania

Bảo Vĩnh | 20/12/2022, 10:30

Giá khí đốt cao khiến tăng nhu cầu sử dụng nhiên liệu, người Tanzania chọn cách mưu sinh là phá rừng trái phép để bán than.

tanzania-1.jpg
Thợ đốn gỗ đang làm việc - Ảnh: Guardian

Hiện tại, gần một nửa khu rừng bảo tồn Ruhoi có diện tích 79.000 hecta ở miền đông Tanzania bị trơ trọi, đất cằn cỗi vì ít mưa. Khu rừng bị chặt phá ở mức báo động nhằm đáp ứng nhu cầu dùng than ngày càng cao ở thành phố Dar es Salaam.

Nạn phá rừng đang góp phần vào cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu, theo Saidi Mayoga, một cựu quân nhân phụ trách tuần tra khu rừng bảo tồn Ruhoi. Nhưng đối với nhiều người đốn gỗ, sự lo ngại cho môi trường bị xếp sau việc đáp ứng lập tức nhu cầu kinh tế. Gần 45% dân số Tanzania chỉ kiếm được khoảng 2 USD/ngày.

Vì giá khí đốt tăng cao, khoảng 90% hộ dân Tanzania nay dùng than hoặc củi để nấu ăn, dẫn đến nạn phá rừng tràn lan trên toàn đất nước châu Phi này. Từ năm 2015 - 2020, Tanzania mất gần 470.000 hecta rừng mỗi năm, theo Tổ chức lương nông Liên Hợp Quốc (FAO).

Buôn sỉ than hưởng lời to

Đốn gỗ để làm than là một công việc cực nhọc. Những thợ đốn như Bakari mất 6 giờ/ngày để đốn cây hoặc đốt than - vốn là việc có hại cho sức khỏe. Nhiều người nói sẵn sàng ngừng chặt cây nếu có một công việc ổn định khác.

Moshi Mohammed Muba, 50 tuổi, là một người bán than, phải vác bao than đi nhiều giờ dưới thời tiết nóng bức mới đến thủ đô Dar es Salaam để bán.

tanzania-2.jpg
Thợ đốn gỗ đau ngực vì ôm nhiều khúc gỗ - Ảnh: Guardian

Thợ đốn gỗ trái phép có thể kiếm được 8.500 shilling Tanzania (tương đương 3 bảng Anh) từ một bao than lớn bán cho trung gian, và “cò” sẽ bán lại chúng cho nhà buôn sỉ để kiếm lời. Nhưng chính nhà buôn sỉ mới kiếm được nhiều tiền nhất, họ có thể bán lại bao than đó với giá 82.000 shilling ở Dar es Salaam, tức lãi gần gấp 10 lần so với giá mua.

Theo báo Guardian, hoạt động mua bán than cũng đem lại nguồn thu nhập lớn cho chính quyền Tanzania. Lãnh đạo địa phương nói đó là một trong những rào cản lớn nhất đối với các nỗ lực bảo tồn.

Theo các nguồn tin từ chính phủ của Guardian, Cục Kiểm lâm Tanzania kiếm được số tiền khoảng 11.300 shilling từ việc bán một bao than lớn. Năm 2019, nguồn thu từ mảng rừng - gồm kinh doanh than, củi, gỗ, mật ong, hạt giống - chiếm 3% GDP trong đó than chiếm 44%.

Vì thế, chính quyền cấp giấy phép cho thợ rừng và áp cả chỉ tiêu đạt số bao than mỗi năm ở từng vùng trên toàn Tanzania. Một nhân viên kiểm lâm nói: “Chúng tôi vừa được yêu cầu bảo vệ rừng, vừa cần đáp ứng sản lượng than”.

Chính phủ Tanzania và chính quyền địa phương rất ít khi kiểm tra xem bao nhiêu cây bị đốn hạ. Các chuyên gia trong ngành nói nạn kinh doanh than trái phép tràn lan là do các chốt kiểm soát không được quản lý tốt và nhận hối lộ.

Sixbert Mwanga, chủ nhiệm tổ chức đối phó biến đổi khí hậu Climate Action Network Tanzania, nói: “Nếu ai đó được phép đốn chặt 5 tấn gỗ, thì không có cơ chế kiểm tra liệu người ấy đã chặt 5 hoặc 25 tấn gỗ, nhất là không có sự kiểm tra tại nguồn”.

tanzania-4.jpg
Xe chở than lậu đi bán - Ảnh: Guardian

Nhiên liệu sinh khối gây hậu quả nghiêm trọng

Chính phủ Tanzania vào năm 2006 từng có ý định cấm sản xuất - kinh doanh than, trong một nỗ lực giảm nạn phá rừng, nhưng thất bại. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết lệnh cấm chỉ hạn chế nguồn thu nhập của chính phủ từ việc sản xuất có phép, chứ không ngăn chặn được nạn kinh doanh than trái phép.

tanzania-3.jpg
Người bán than lẻ đi bộ nhiều giờ mới bán được than - Ảnh: Guardian

Dù vậy, lãnh đạo Tanzania hiện đang tìm các hướng xử lý vấn nạn sản xuất - kinh doanh than trái phép, bằng cách giảm sự lệ thuộc vào nhiên liệu sinh khối.

Hồi tháng 11, Tổng thống Samia Suluhu Hassan đã ra lệnh cho Bộ Năng lượng Tanzania phát triển một chiến lược quốc gia để tăng sử dụng năng lượng sạch trong 10 năm tới. Ông Hassan cũng kêu gọi các trường học và bệnh viện có hơn 300 nhân viên - sử dụng nhiều nhiên liệu sinh khối - ngưng dùng củi trong vòng một năm.

Ngoài những tác động xấu đối với môi trường, nhiên liệu sinh khối cũng tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và xã hội. Mỗi năm có hơn 33.000 người Tanzania chết sớm do việc nấu ăn bằng than và củi đã gây ô nhiễm không khí trong nhà. Các báo cáo của chính phủ cũng cho biết phụ nữ thường bị bạo hành hoặc bị cưỡng bức khi họ ra ngoài kiếm củi.

Bài liên quan
COP27: G7 ra mắt quỹ giúp nước nghèo đối phó tác động của biến đổi khí hậu
Khi hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc COP27 bước vào tuần làm việc thứ hai, nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu (G7) đưa ra một sáng kiến tài trợ mới giúp nước nghèo đối phó tác động của biến đổi khí hậu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nạn phá rừng không kiểm soát để kinh doanh than bùng nổ ở Tanzania