Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết như thế tại Hội thảo Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học năm 2015-2016 do Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT tổ chức tại TPHCM ngày 29.8 với sự tham gia của các đại biểu đến từ các Sở GD-ĐT tỉnh, thành phía Nam.

Năm sau giữ nguyên phương án thi THPT quốc gia

Một Thế Giới | 30/08/2015, 14:16

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết như thế tại Hội thảo Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học năm 2015-2016 do Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT tổ chức tại TPHCM ngày 29.8 với sự tham gia của các đại biểu đến từ các Sở GD-ĐT tỉnh, thành phía Nam.

Về phương án thi THPT quốc gia cho năm học tới, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, về cơ bản có thể vẫn sử dụng phương án thi như năm 2015. Tuy nhiên Bộ đang tham khảo ý kiến về thời gian tiến hành thi và sẽ có những sự chuẩn bị tốt nhất thuận lợi nhất cho các em học sinh.
Cũng tại hội thảo, TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học đã báo cáo với các đại biểu tổng kết năm học 2014-2015 đối với giáo dục Trung học và phương hướng nhiệm vụ của năm học 2015-2016.
Nam sau, van su dung phuong an thi THPT quoc gia nhu nam 2015-hinh-anh-1
 TS Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ GD Trung học tổng kết năm học cũ và
đề ra nhiệm vụ năm học 2015-2016.
Theo đó, năm học vừa qua, cả nước có 5.098.830 HS bậc THCS, trong khi đó HS ở bậc THPT là 2.439.919. Về mạng lưới trường lớp, ở bậc THCS có 10.878 (gồm cả trường PTCS), ở bậc THPT có 2.767. Trong đó, ở bậc THCS 3.585 đạt chuẩn quốc gia, ở bậc THPT là 510 trường đạt chuẩn quốc gia.
Về thực hiện phổ cập giáo dục THCS, tính đến tháng 6.2015 có 63/63 tỉnh đạt chuẩn, đạt tỉ lệ 100%; 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, tỉ lệ HS từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS là 89,46%...
Theo đánh giá chung của Vụ giáo dục Trung học, các Sở GD-ĐT đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các cuộc vận dộng, phong trào thi đua do cấp trên và Bộ GD-ĐT phát động, có tác động tích cực đến chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được duy trì tích cực, hiệu quả tạo được nhiều chuyển biến trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trung học. Chất lượng GD từng bước được nâng lên thế hiện qua kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực các cấp tăng so với năm học trước. Kết quả các kỳ thi, cuộc thi quốc gia, quốc tế có số lượng và chất lượng giải đều tăng…
Bên cạnh đó, năm học qua một số Sở chỉ đạo thực hiện chương trình thiếu linh hoạt; một số trường chưa thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục, kết thúc sớm chương trình một số môn học không thi THPT quốc gia. Đặc biệt, kết quả xếp loại học lực khá, giỏi của học sinh lớp 12 năm học 2014-2015 ở nhiều địa phương có hiện tượng tăng cao hơn mặt bằng chung như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước….
Lãnh đạo Vụ giáo dục Trung học cũng nêu các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học tới của giáo dục trung học là: Tập trung đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với nâng cao năng lực quản trị nhà trường. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh, đa dạng hoá hình thức học tập, chú trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học.
Triển khai mô hình Trường học mới đối với cấp THCS; Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; Phát triển mạng lưới trường lớp, sử dụng hiẹu quả cơ sở vâtj chất trường lớp, thiết bị dạy học, đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, phát triển nâng cao chất lượng trường THPT chuyên.
Theo Lê Phương/ Dân trí

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm sau giữ nguyên phương án thi THPT quốc gia