Bản tin lúc 6h ngày 20.5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 34 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Tình hình sức khoẻ của bệnh nhân nam phi công (BN91) đã có dấu hiệu cải thiện, 5 lần âm tính liên tục với virus SARS-CoV-2 và sắp chuyển sang BV Chợ Rẫy điều trị tiếp theo về hồi sức tích cực

Nam phi công mắc COVID-19 sắp chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy

20/05/2020, 06:39

Bản tin lúc 6h ngày 20.5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 34 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Tình hình sức khoẻ của bệnh nhân nam phi công (BN91) đã có dấu hiệu cải thiện, 5 lần âm tính liên tục với virus SARS-CoV-2 và sắp chuyển sang BV Chợ Rẫy điều trị tiếp theo về hồi sức tích cực

Tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này có 264/324 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, chiếm 81% tổng số ca bệnh COVID-19 ở nước ta. 60 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh.

Tính đến sáng ngày 20.5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 3 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 4 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.

Về tình hình sức khoẻ của bệnh nhân nặng 91 (nam phi công người Anh) đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, thông tin tại cuộc hội chẩn quốc gia chiều ngày 19.5 cho biết tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đã có dấu hiệu cải thiện. Bệnh nhân đã 5 lần liên tiếp xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Tỷ lệ đông đặc phổi của bệnh nhân đã giảm từ 90% xuống còn gần 80%. Tuy nhiên , bệnh nhân vẫn chưa đủ điều kiện để ghép phổi. Các chuyên gia cùng thống nhất việc ghép phổi chỉ được tiến hành khi bệnh nhân đảm bảo về sức khoẻ và các yếu tố liên quan đạt yêu cầu.

Đến sáng ngày 20.5, bệnh nhân đã trải qua 2 tháng 2 ngày điều trị tại BV Bệnh Bệnh Nhiệt đới TP.HCM (bệnh nhân này sắp được chuyển sang BV Chợ Rẫy điều trị hồi sức tích cực); bệnh nhân hiện không sốt, vẫn tiếp tục ECMO ngày thứ 44. Sự sống của bệnh nhân hiện gần như phụ thuộc vào ECMO.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê- PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu Ban điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 nhấn mạnh: Hội đồng chuyên môn và các chuyên gia sẽ tiếp tục cùng hội chẩn về trường hợp bệnh nhân này khi cần thiết. Với tinh thần “còn nước còn tát” và sự tiến bộ của y học Việt Nam hiện nay, chúng ta nỗ lực hết sức có thể để điều tri, cứu chữa bệnh nhân này.

8 người tiêm vaccine thử nghiệm phòng COVID-19 ở Mỹ đã có kháng thể chống virus

Các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm hiệu quả của vaccine COVID-19 đã có kết quả ban đầu tịc cực. Công ty phát triển vaccine có trụ sở tại Mỹ cho biết, những người tình nguyện đã xuất hiện kháng thể giúp vô hiệu hóa virus corona mới ở mức độ tương đương hoặc hơn, giống với những người bình phục tự nhiên sau khi nhiễm virus.

Hãng thông tấn CNN của Anh đưa tin, những người được tiêm thử nghiệm vaccine của công ty Moderna phát triển, nếu có suôn sẻ, vaccine này có thể đến với công chúng sớm nhất là vào tháng 1/2021. Giám đốc y tế của Moderna- bác sĩ Tal Zaks cho biết: "Đây hoàn toàn là tin tốt và là tin tức mà chúng tôi nghĩ nhiều người có thể đã chờ đợi rất lâu thông tin này”.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của vaccine trên người thường diễn ra với một số lượng nhỏ đối tượng nghiên cứu và tập trung vào việc liệu vaccine có an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch hay không. Nghiên cứu này, hợp tác với Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), chưa được bình duyệt hay công bố trên chuyên san y khoa.

Kết quả trên đến từ giai đoạn 1 thử nghiệm vaccine trên người, vốn thường diễn ra với một số lượng nhỏ đối tượng nghiên cứu và tập trung vào việc liệu vaccine có an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch hay không. Nghiên cứu này, hợp tác với Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), chưa được bình duyệt hay công bố trên chuyên san y khoa.

Moderna có trụ sở tại bang Massachusetts, là một trong 8 đơn vị phát triển vaccine trên thế giới đang tiến hành thử nghiệm vaccine phòng virus corona mới trên người, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hai đơn vị khác cũng ở Mỹ, trong khi một ở Anh và 4 ở Trung Quốc.

Theo CNN, Moderma đã tiêm vaccine thử nghiệm cho hàng chục tình nguyện viên và do lường kháng thể ở 8 người thì toàn bộ 8 người đều có kháng thể giúp vô hiệu hóa virus ở mức độ tương đương hoặc ở mức độ giống với những người đã hồi phục tự nhiên sau khi mắc COVID-19.

BS Zaks nói: “chúng tôi đã chứng minh rằng, các kháng thể này có thể ngăn chặn virus. Đây là bước đầu tiên quan trọng trong hướng tới việc sản xuất vaccine”.

TS Paul Offit, thành viên của hội đồng NIH cho biết, kháng thể không chỉ liên kết với virus, mà còn ngăn chặn virus xâm nhập vào các tế bào.

Mặc dù vaccin có kết quả đầy hứa hẹn trong phòng thí nghiệm, nhưng không biết liệu nó có bảo vệ con người ở ngoài đời thực hay không. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cho công ty bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 2, thường có hàng trăm người . Moderna đã lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn, được gọi là thử nghiệm Giai đoạn 3, dự kiến vào tháng 7. Số người tham gia tiêm thử nghiệm có thể lên tới hàng chục nghìn người.

Theo SK&ĐS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nam phi công mắc COVID-19 sắp chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy