Theo "Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2020 tổng diện tích trồng mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đạt khoảng 9.940 ha.

Năm 2020, Tây Bắc và Tây Nguyên sẽ có 10.000 ha 'cây tỉ đô'

Trí Lâm | 06/04/2016, 06:59

Theo "Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2020 tổng diện tích trồng mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đạt khoảng 9.940 ha.

Ngày 5.4, Bộ NN&PTNT quyết định phê duyệt "Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030" với mục tiêu định hướng quy mô trồng và chế biến mắc ca, đảm bảo cây mắc ca phát triển bền vững.

Sở dĩ gọi cây mắc ca là cây tỷ đô vì lợi ích kinh tế rất cao.Theo tính toán với sản lượng trung bình 4 tấn/ha, mỗi năm trừ chi phí thì mỗi ha có thể thu lãi 100 triệu đồng.

Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích trồng mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên khoảng 9.940 ha. Trong đó, vùng trồng thuần tập trung khoảng 2.350 ha, vùng Tây Bắc là 1.800 ha, Tây Nguyên 550 ha. Diện tích trồng mắc ca xen với cây trồng khác khoảng 7.590 ha...

Đến năm 2030, phát triển diện tích mắc ca lên khoảng 34.500 ha, gồm 7.000 ha trồng tập trung và 27.500 ha trồng xen. Trong đó, vùng Tây Bắc là 4.800 ha trồng thuần và 3.250 ha trồng xen;,Tây Nguyên 2.200 ha trồng thuần và 24.500 ha trồng xen.

Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích sẽ căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn trước, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương để định hướng phát triển.

Bộ NN&PTNT khẳng định, việc gia tăng trồng mắc ca phải căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến 2020. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng địa phương cụ thể.

Về cơ sở chế biến, trước mắt Bộ NN&PTNT chỉ quy hoạch 12 cơ sở, trong đó Tây Bắc 6 cơ sở, Tây Nguyên 6 cơ sở với công suất từ 50 - 200 tấn/cơ sở, còn lại sau năm 2020 mới tiếp tục xem xét bổ sung. Dự kiến, 2 vùng sẽ được nâng lên khoảng 30 cơ sở sơ chế, chế biến mắc ca, trong đó Tây Nguyên 20 cơ sở, Tây Bắc 10 cơ sở.

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, Bộ NN&PTTN xác định, tập trung nghiên cứu nhu cầu các thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế; từng bước thực thi các biện pháp quảng cáo, tiếp thị, thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế; tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca Việt Nam.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua quả mắc ca chế biến sản phẩm.

Theo Bộ NN&PTNT, dựa trên quy định hiện hành, những cây trồng dài ngày phải qua khảo nghiệm, sản xuất thử một thời gian nhất định mới được công nhận giống. Mắc ca là cây trồng mới ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về chọn giống, khả năng thích nghi, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch, bảo quản và chế biến đang hoàn thiện.

Theo Bộ này, quy hoạch mắc ca dựa trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Phát triển mắc ca phải gắn với tạo vùng nguyên liệu tập trung, đầu tư thâm canh, khuyến khích người dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả cao để cây mắc ca phát triển bền vững.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2020, Tây Bắc và Tây Nguyên sẽ có 10.000 ha 'cây tỉ đô'