Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc, từ năm 2018, chỉ bố trí ngân sách mua ô tô theo chức danh từ cấp bộ trưởng và tương đương trở lên.
>>Thủ tướng: Phát hiện thêm nhiều dự án của DNNN hiệu quả thấp, thua lỗ
>>Không cải cách được tiền lương thì khó chống được tham nhũng
>>Cần thắt chặt chi phí tiền lương khu vực công để giảm áp lực nợ công
>>Đàm phán tiền lương: Công đoàn hạ mức đề xuất tăng lương tối thiểu xuống 8%
Tăng lươngcơ sở trên 7% từ năm 2018
Chiều 23.10, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã báo cáo Thẩm tra tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017, dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, dù Chính phủ ước thực hiện thu NSNN năm 2017 vượt 2,3% so với dự toán song số tăng thu chủ yếu là tăng thu của ngân sách địa phương, còn thu ngân sách trung ương ước khó đạt dự toán. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, ngân sách trung ương có khả năng hụt thu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương khó được đảm bảo.
Về tình hình thực hiện chi NSNN, Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, Chính phủ đã điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, nhiều khoản chi đã phát huy hiệu quả, trong phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định. Tổng chi NSNN tăng là do sử dụng dự phòng ngân sách và nguồn tăng thu của ngân sách địa phương.
Về cân đối và bội chi NSNN, Ủy ban Tài chính ngân sách đánh giá cao kết quả điều hành NSNN của Chính phủ theo hướng siết chặt bội chi NSNN, cơ cấu lại nợ công. Năm 2017, ước mức bội chi không cao hơn so với dự toán và cũng là mức bội chi thấp nhất trong vòng 10 năm qua, góp phần giữ nợ công trong giới hạn an toàn cho phép. Tuy nhiên, mức bội chi giảm so với thực tế là do giảm phần bội chi của ngân sách địa phương, bội chi ngân sách trung ương vẫn tăng so với dự toán.
Ông Hải cũng cho hay, đối với chi cải cách tiền lương từ năm 2018, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính ngân sách tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tăng mức lương cơ sở trên 7% theo nghị quyết của Quốc hội.
Giảm chingân sáchvà giao dự toán phải đi đôi với giao biên chế hàng năm
Ông Nguyễn Đức Hải nêu rõ: “Để sớm triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, một số ý kiến cho rằng, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế còn thấp, thu NSNN gặp nhiều khó khăn.
Việc điều chỉnh tăng mức lương cơ sở phải gắn liền với tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công việc; tăng tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập”.
Đồng thời đề nghị Chính phủ đánh giá việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công gắn với việc cắt giảm chi thường xuyên ngân sách nhà nước và giao dự toán phải đi đôi với giao biên chế hàng năm.
Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị, căn cứ lộ trình tăng mức lương cơ sở khoảng 7% hằng năm từ nay đến năm 2020, có thể cho phép một số địa phương có điều tiết thu về ngân sách trung ương trên cơ sở cam kết bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình.
Đặc biệt, các địa phương được sử dụng 50% số dư từ nguồn cải cách tiền lương của địa phương để bổ sung vốn đầu tư phát triển, vì qua giám sát cho thấy, nguồn cải cách tiền lương của một số địa phương còn dư khá lớn, sau khi đã bố trí đủ thực hiện tăng lương theo quy định và một số chính sách, chế độ chi do Trung ương ban hành nhưng không được sử dụng, gây lãng phí.
Tại bản Báo cáo thẩm tra do ông Nguyễn Đức Hải trình bày nêu rõ: "Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, Ủy ban Tài chính ngân sách nhất trí với đề nghị của Chính phủ năm 2018 chỉ bố trí mua ôtô theo chức danh từ cấp bộ trưởng và tương đương trở lên, khi thật sự cần thiết phải bổ sung các chức danh còn lại đang được bố trí xe đưa đón sẽ nghiên cứu, tiến tới thực hiện khoán chi".
Kèm theo đó, Ủy ban Tài chính ngân sách cũng đề nghị không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền; giảm mạnh chi cho hội nghị, hội thảo, lễ hội.
Đồng thời không bố trí ngân sách để khởi công, khánh thành các công trình, chi cho hoạt động không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Không ban hành chính sách mới khi không có nguồn lực bảo đảm.
Nam Phong