Do điều kiện khai thác khó khăn, thuế cao nên giá than trong nước không cạnh tranh được với than nhập. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến việc nhập khẩu than trong nước năm qua vượt kế hoạch gấp 4 lần.

Năm 2016 nhập hơn 13 triệu tấn than, gấp 4 lần kế hoạch

tuyetnhung | 29/03/2017, 18:50

Do điều kiện khai thác khó khăn, thuế cao nên giá than trong nước không cạnh tranh được với than nhập. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến việc nhập khẩu than trong nước năm qua vượt kế hoạch gấp 4 lần.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, than nhập cả nướcnăm 2016 đạt 13,3 triệu tấn, kim ngạch đạt 927 triệu USD. So với năm 2015, tăng 92,4% về lượng và 69,4% về giá trị. Điều này khiến cho năm 2016 trở thành năm có giá trị than nhập khẩu bằng nhiều năm trước cộng lại và Việt Nam chính thức trở thành nước nhập khẩu than, trong đó nhập khẩu chủ yếu là than Antraxit và than Bitum.

Theo quy hoạch Chính phủ thông qua đầu năm 2016, số lượng than nhập khẩu về Việt Nam trong năm nay mà Bộ Công thương và Tập đoàn TKV đưa ra khoảng 3 triệu tấn dành cho các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, với số lượng nhập khẩu 13,3 triệu tấn năm qua thì thực tế con số này đã tăng gấp hơn 4 lần.

Lý giải về lượng nhập khẩu than trong nước tăng mạnh năm 2016, Bộ Công thương cho biết có 4nguyên nhân. Thứ nhất là nhu cầu về than ở một số nhà máy nhiệt điện tăng; Thứ hai là giá than thế giới giảm sâu; Thứ ba là điều kiện khai thác trong nước ngày càng xuống sâu và xa hơn làm tăng giá thành sản xuất khiến than trong nước có giá caohơn than nhập khẩu; Cuối cùng là do than hầm lò phải nộp 12%, than lộ thiên phải nộp 14% thuế tài nguyên để có quyền khai thác.

Mức thuế tài nguyên của Việt Nam hiện nay được xem là gần như cao nhất so với các nước trong khu vực. So sánh sẽ thấy ở Indonesia mức thuế tài nguyên từ 3-7%, ở Trung Quốc thuế tài nguyên từ 0-4%.

Như vậy, chỉ tính riêng thuế tài nguyên của Việt Nam đã cao hơn 7-10% so với các nước trong khu vực. Trong khi thuế xuất khẩu than của nhiều nước ở mức 0%, thuế nhập khẩu than vào Việt Nam hiện là 0%.

Hiện nhập khẩu than từ Indonesia đang có mức giá rẻ nhất với 48 USD/tấn, trong đó chủ yếu là các loại than có chất lượng thấp như than cám, loại than này có chất đốt thấp, nhập khẩu chủ yếu phục vụ phối trộn các mặt hàng than sản xuất trong nước.

Giá nhập than từ Trung Quốc hiện ở mức cao nhất trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam với mức giá 102 USD/tấn. Theo lý giải của Tổng cục Hải quan thì lượng than nhập ở quốc gia này đều là các loại than có chất lượng cao như than mỡ để luyện cốc vàcán thép...

Thời gian gần đây cũng đã có nhiều doanh nghiệp kiến nghị xin nhập khẩu than như Vedan, Formosa, nhiều doanh nghiệp khí và nhiệt điện tại Cà Mau...

Còn vềxuất khẩu, trong năm 2016, Úc là thị trường xuất khẩu than lớn nhất sang Việt Nam với số lượng 4 triệu tấn, giá trị đạt 310 triệu USD, so với năm 2015 tăng 177% về lượng và 143,8% về giá trị. Đứng thứ 2 là thị trường Nga với số lượng 3,6 triệu tấn, trị giá đạt 247 triệu USD, so với năm 2015 tăng 163% về lượng và 143,8% về giá trị. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với số lượng 1,6 triệu tấn, trị giá 164 triệu USD, so với năm 2015 giảm 5% về lượng và 7,9% về giá trị.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2016 nhập hơn 13 triệu tấn than, gấp 4 lần kế hoạch