Mỹ đã quyết định ủng hộ việc đình chỉ tạm thời việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19. Động thái này có thể khiến gây phẫn nộ từ ngành dược phẩm, vốn phản đối mạnh mẽ việc từ bỏ bằng sáng chế.

Mỹ ủng hộ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19, mở cửa cho các nước sản xuất vắc xin Mỹ

Anh Tú | 06/05/2021, 07:39

Mỹ đã quyết định ủng hộ việc đình chỉ tạm thời việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19. Động thái này có thể khiến gây phẫn nộ từ ngành dược phẩm, vốn phản đối mạnh mẽ việc từ bỏ bằng sáng chế.

Katherine Tai, cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống Joe Biden cho biết mặc dù chính quyền Mỹ “tin tưởng mạnh mẽ” vào các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng sẽ ủng hộ việc từ bỏ các quy tắc đó đối với vắc xin COVID-19.

Bà Tai khẳng định: “Đây là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, và những trường hợp bất thường như đại dịch COVID-19 đòi hỏi phải có những biện pháp đặc biệt.

my-vac-xin.jpg

Về lý thuyết, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ cho phép bất kỳ nhà sản xuất dược phẩm nào trên thế giới cũng có thể “bắt chước” sản xuất vắc xin mà không sợ bị kiện vì vi phạm sở hữu trí tuệ.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất vắc xin coronavirus chủ chốt đã bị ảnh hưởng bởi thông báo trên. Giá cổ phiếu Moderna, BioNTech và Novavax giảm từ 3% đến 6% trước giờ đóng cửa tại New York. Các công ty vẫn chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên.

Một biện pháp cho phép các quốc gia tạm thời sử dụng bằng sáng chế đối với các sản phẩm y tế liên quan đến đại dịch đã được Ấn Độ và Nam Phi đề xuất tại Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 10 năm ngoái và sau đó đã được gần 60 quốc gia ủng hộ.

Chính quyền của Donald Trump kiên quyết phản đối việc từ bỏ quyền sáng chế. Nhưng quan điểm ngược lại của chính quyền Biden đã khiến các công ty dược phẩm của Mỹ rơi vào tình thế bối rối.

Bà Tai cho biết Mỹ sẽ “tích cực tham gia” vào các cuộc đàm phán tại WTO để đưa ra việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ bằng văn bản, nhưng nói thêm rằng các cuộc thảo luận đó sẽ mất thời gian do sự phức tạp của các vấn đề liên quan.

“Vì nguồn cung cấp vắc xin của chúng tôi cho người dân Mỹ được đảm bảo, chính quyền sẽ tiếp tục tăng cường nỗ lực - làm việc với khu vực tư nhân và tất cả các đối tác có thể - để mở rộng sản xuất và phân phối vắc xin”, bà Tai phát biểu.

Triển vọng từ bỏ đã được hơn 100 nhà lập pháp Dân chủ trên Đồi Capitol, cũng như các nhà kinh tế đoạt giải Nobel và các cựu lãnh đạo thế giới, ủng hộ.

Tuy nhiên, đề xuất này đã bị phản đối bởi nhiều người trong ngành dược phẩm, những người đã lập luận rằng vấn đề mấu chốt không phải là các quy tắc sở hữu trí tuệ mà là cần sản xuất nhiều vắc xin hơn.

Steve Ubl, giám đốc điều hành của PhRMA, một nhóm thương mại đại diện cho các công ty dược phẩm, cho biết việc từ bỏ sẽ “không cứu được các sinh mạng” và “không có tác dụng gì để giải quyết những thách thức thực sự để có được nhiều mũi tiêm hơn”.

Ubl nói: “Giữa một đại dịch chết người, chính quyền Biden đã thực hiện một bước đi chưa từng có tiền lệ sẽ làm suy yếu phản ứng toàn cầu của chúng ta đối với đại dịch và nền tảng an toàn. Quyết định này sẽ gây ra sự khó hiểu giữa các đối tác nhà nước và tư nhân, tiếp tục làm suy yếu chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng và thúc đẩy sự gia tăng của vắc xin giả”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ ủng hộ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19, mở cửa cho các nước sản xuất vắc xin Mỹ