Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc nói với Quốc hội Mỹ rằng Washington nên nhắm mục tiêu trừng phạt vào một công ty dầu khí và ngân hàng của Myanmar.

Đại sứ Myanmar ‘mách nước’ Mỹ cách trừng phạt nhóm đảo chính

Hoàng Vũ | 05/05/2021, 10:51

Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc nói với Quốc hội Mỹ rằng Washington nên nhắm mục tiêu trừng phạt vào một công ty dầu khí và ngân hàng của Myanmar.

Theo Reuters, tại buổi điều trần trực tuyến trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 4.5, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun, người phản đối chính quyền quân sự, đại diện của các nhà lập pháp dân cử phản đối chính sách quân sự của Myanmar, đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng do cuộc đảo chính ngày 1.2 ở quốc gia Đông Nam Á này đe dọa an ninh khu vực.

Ông Kyaw Moe Tun cũng đã nêu ra 2 mục tiêu mà Mỹ nên nhắm đến là Ngân hàng Ngoại thương Myanmar (MFTB) và Công ty Dầu khí Myanmar (MOGE). Ông cho rằng cho rằng MOGE và MFTB nên bị trừng phạt như các ngân hàng Myawaddy và Innwa do quân đội Myanmar điều hành.

w6nujvyzsfptpcehep22vwuo2u.jpeg
Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun - Ảnh: Reuters

MOGE hiện đang quản lý những mỏ khí đốt ngoài khơi liên doanh với các công ty nước ngoài, gồm Chevron của Mỹ và Total của Pháp. Trong khi đó, MFTB thực hiện các giao dịch bằng ngoại tệ cho chính phủ Myanmar.

Được biết ông Kyaw Moe Tun bị chính quyền quân đội sa thải và cáo buộc "phản quốc” sau bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi tất cả các quốc gia sử dụng "mọi biện pháp cần thiết" để phản đối cuộc đảo chính. Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cùng nhiều quan chức ngoại giao khác tuyên bố vẫn công nhận ông Kyaw Moe Tun là đại diện hợp pháp của Myanmar.

Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, cũng tuyên bố bất kỳ thách thức nào đối với vị trí của ông Kyaw Moe Tun đều cần được giải quyết tại Ủy ban Chứng nhận của Liên Hợp Quốc. Ủy ban cho đến nay chưa có hành động nào về vấn đề này, dấu hiệu không công nhận quyết định sa thải đại sứ Myanmar.

Liên Hợp Quốc hiện chưa có bất kỳ tuyên bố công nhận chính quyền quân sự là chính phủ mới của Myanmar. Đặc phái viên LHQ phụ trách vấn đề Myanmar Christine Schraner Burgener cũng kêu gọi các quốc gia không công nhận hoặc hợp pháp hóa chính quyền quân sự Myanmar.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng Myanmar không chỉ đang chứng kiến một bước thụt lùi dân chủ lớn khác, mà cuộc khủng hoảng này còn đe dọa hòa bình và an ninh tại khu vực", Đại sứ Kyaw Moe Tun phát biểu.

Myanmar đã rơi vào bất ổn từ đầu tháng 2 sau khi quân đội bắt giam Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính phủ dân sự với cáo buộc gian lận bầu cử. Nhóm vận động Hiệp hội Hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP) cho biết lực lượng an ninh Myanmar đã làm thiệt mạng ít nhất 766 dân thường kể từ sau cuộc đảo chính vốn làm dấy lên các cuộc biểu tình trên toàn quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại sứ Myanmar ‘mách nước’ Mỹ cách trừng phạt nhóm đảo chính