Theo hãng tin AP, xây cảng dã chiến tại Dải Gaza giống như lắp ráp một mô hình Lego khổng lồ.
Quốc tế

Mỹ sẽ xây cảng dã chiến tại Dải Gaza như thế nào?

Cẩm Bình 11/03/2024 16:25

Theo hãng tin AP, xây cảng dã chiến tại Dải Gaza giống như lắp ráp một mô hình Lego khổng lồ.

Trước lúc Tổng thống Joe Biden chính thức công bố kế hoạch xây cảng dã chiến tại Dải Gaza trong Thông điệp liên bang, Lữ đoàn Vận tải số 7 thuộc lục quân Mỹ cùng một số đơn vị khác đã nhận được mệnh lệnh từ sớm nên gấp rút tập hợp trang thiết bị. Đây là nhiệm vụ phức tạp cần đến 1.000 binh sĩ và không thể hoàn thành sớm. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder nói rằng công tác xây dựng kéo dài 1 - 2 tháng. Bên cạnh thách thức về hậu cần, tiến độ nhiệm vụ còn phụ thuộc vào sự hợp tác của Israel.

AP dẫn lời nguồn tin quan chức quốc phòng tiết lộ Lữ đoàn Vận tải số 7 đang tập hợp thiết bị cùng tàu Hậu cần chung trên bờ (JLOTS). Cảng dã chiến giống mô hình Lego khổng lồ với nhiều tấm thép dài 12 mét có thể ghép lại với nhau tạo thành bến tàu cùng đường dẫn vào bờ. Đường dẫn dài gần 550 mét và chia thành 2 làn.

my.jpg
Binh sĩ Mỹ xây một công trình dã chiến ngoài khơi nước Úc vào tháng 7.2023 - Ảnh: Stars and Stripes

Vài ngày tới quân đội Mỹ sẽ đưa vật tư cùng trang thiết bị (gồm cả tàu kéo nhỏ dùng cho thi công) lên tàu chỉ huy quân sự lớn. Con tàu dự kiến đưa Lữ đoàn Vận tải số 7 băng qua Đại Tây Dương. Một số đơn vị khác cũng tham gia nhiệm vụ.

Tổng thống Biden khẳng định không đưa quân đến Gaza nên chưa rõ ai phụ trách nhận hàng tại bờ rồi phân phối. Nỗ lực này chắc chắc cần đến đồng minh lẫn các cơ quan viện trợ.

Nhiệm vụ phức tạp

Thách thức lớn nhất với nhiệm vụ xây dựng và vận hành cảng dã chiến là Israel sẽ hỗ trợ ra sao. Theo Tổng thống Biden thì đồng minh này chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho bến tàu, bảo vệ nó khỏi nguy cơ bị Hamas tấn công. Họ cũng có thể phụ trách cả việc kiểm soát đám đông, ngăn không cho hàng trăm nghìn người Palestine đang đói khát xông vào bến tàu cướp bóc. Tuyến hàng hải di chuyển đến Dải Gaza không cần đảm bảo an ninh.

Chưa rõ ai chịu trách nhiệm dỡ hàng ở bến tàu rồi đưa chúng vào bờ. Trước đó đài CNN dẫn nguồn tin tiết lộ một cơ quan viện trợ nào đó hoặc người Palestine tại chỗ do Liên Hợp Quốc chỉ định có thể giúp sức.

Cyprus tình nguyện cho sử dụng cảng Larnaca tập kết hàng viện trợ. Chương trình hàng lang hàng hải do Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) dẫn đầu, có sự hợp tác của Liên minh châu Âu (EU) và nhiều tổ chức từ thiện cũng dùng nơi đây tập kết. Giới chức Cyprus mời đại diện Israel, Mỹ và các nước châu Âu cùng tham gia kiểm tra hàng trước khi vận chuyển.

Bài liên quan
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Chứng khoán Mỹ mất 5.400 tỉ USD 2 ngày là vấn đề của Mag 7, không phải do thuế từ ông Trump
Sự sụt giảm này liên quan nhiều hơn đến sự xuất hiện của công ty trí tuệ nhân tạo DeepSeek (Trung Quốc) trong năm nay hơn là các chính sách kinh tế từ Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nói, cho thấy ít lo ngại về đà lao dốc hiện tại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Mỹ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ sẽ xây cảng dã chiến tại Dải Gaza như thế nào?