NATO và Mỹ đã lên tiếng chỉ trích cuộc thanh trừng quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính chống lại Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trong 2 ngày 15-16.7 (giờ địa phương). Washington cũng nhấn mạnh rằng động thái của Ankara đang cản trở việc hợp tác giữa các nước đồng minh trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) khi hàng loạt tướng lĩnh cùng các sĩ quan quân sự bị bắt.

Mỹ phàn nàn về cuộc thanh trừng quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ

Hàn Giang | 30/07/2016, 08:48

NATO và Mỹ đã lên tiếng chỉ trích cuộc thanh trừng quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính chống lại Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trong 2 ngày 15-16.7 (giờ địa phương). Washington cũng nhấn mạnh rằng động thái của Ankara đang cản trở việc hợp tác giữa các nước đồng minh trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) khi hàng loạt tướng lĩnh cùng các sĩ quan quân sự bị bắt.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vào cuối ngày 28.7 (giờ địa phương) rằng hàng loạt tướng lĩnh quân đội cùng các quan chức cấp cao liên quan đến vụ đảo chính tại Ankara và Istanbul đã bị bắt giữ. Theo thông báo từ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, 1.700 nhân viên quân sự bị cáo buộc liên quan đến vụ đảo chính chống lại Tổng thống Erdogan.

Ngoài ra, một quan chức cho biết khoảng 40% tướng lĩnh và đô đốc hải quân bị sa thải ngay sau cuộc đảo chính, trong một cuộc thanh trừng đang diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo Ankara về tác động của cuộc thanh trừng. Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ James Clapper nhấn mạnh rằng những động thái gần đây trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hợp tác song phương giữa Washington và Ankara.

Ông Clapper nói: “Nhiều người từng tham gia đối thoại với chúng tôi cho các hoạt động chung của quân đội hai nước đã bị bắt giữ hay thanh lọc. Điều này buộc hai bên phải thiết lập lại mối quan hệ và gây ra những khó khăn cho quá trình hợp tác”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói với các phóng viên vào ngày 29.7 rằng: “Khi các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ không còn dính líu đến phong trào Gulen, họ sẽ đáng tin cậy và hiệu quả hơn trong những hoạt động chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng quân đội đồng minh”.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này cũng “quan ngại sâu sắc” về việc Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa một số cơ quan truyền thông.

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định việc đóng cửa các cơ quan truyền thông nhằm mục đích ngăn chặn việc truyền bá phong trào Gulen, vốnđứng sau cuộc đảo chính khiến ít nhất 246 người thiệt mạng và 2.000 người khác bị thương. Tuy nhiên, một số nhà báo được xác định chỉ có quan điểm cánh tả và không liên quan đến những cáo buộc của nhà chức trách.

Ông Cavusoglu nói rằng những người bị bắt giữ của một số phương tiện truyền thông không phải là những “nhà báo thực sự”. Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhận định cuộc đảo chính có thể đã thành công nếu chính phủ nước này không sa thải một lượng lớn cảnh sát và quan chức tư pháp liên quan đến phong trào Gulen trong những năm gần đây.

Hàn Giang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ phàn nàn về cuộc thanh trừng quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ