Báo New York Times đưa tin Mỹ - Nhật - Ấn tập săn tàu ngầm "lạ" xâm nhập Ấn Độ Dương bằng cuộc tập trận hải quân Malabar 2017, với kịch bản săn tàu ngầm của địch lẻn vào vùng biển sâu rồi chiếm các vị trí gần bờ biển Ấn Độ.

Mỹ - Nhật - Ấn tập săn tàu ngầm lạ xâm nhập Ấn Độ Dương

Trần Trí | 11/07/2017, 19:48

Báo New York Times đưa tin Mỹ - Nhật - Ấn tập săn tàu ngầm "lạ" xâm nhập Ấn Độ Dương bằng cuộc tập trận hải quân Malabar 2017, với kịch bản săn tàu ngầm của địch lẻn vào vùng biển sâu rồi chiếm các vị trí gần bờ biển Ấn Độ.

Tờ báo Mỹ viết "tàu ngầm lạ"không là bí mật, vài tuần qua, các quan chức hải quân Ấn báo cáo nhiều tàu chiến Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương.

Hồi tháng 6, hải quân Ấn Độ cũng tuyên bố kế hoạch đưa tàu chiến thường trực giám sát hoạt động ở Eo biển Malacca, nơi nhiều tàu Trung Quốc tiến vào.

Các hoạt động tuần tra đường biển từ lâu là một thước đo quan hệ khó chịu giữa Ấn với Trung Quốc.

Cựu đô đốc Anup Singh của hải quân Ấn nói việc tàu chiến Trung Quốc đổ xô vào Ấn Độ Dương là dấu chỉ Bắc Kinh bực tức cuộc tập trận chung Mỹ - Nhật - Ấn: “Họ cố tình làm thế để tỏ thái độ bực tức”.

Hải quân Ấn kém xa hải quân Trung Quốc, nhưng Ấn Độ có một lợi thế chiến lược quần đảo Andaman và Nicobar, vốn kéo dài 756 km đến tây bắc eo biển Malacca, một “điểm thắt” nối Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Vị trí chiến lược này có thể cho phép Ấn gây sức ép lên tuyến tiếp liệu của Trung Quốc, vàcũng là đỉnh hợp tác giữa Mỹ - Nhật - Ấn.

Ngày 10.7, Trung Quốc nhật báo (bản tiếng Anh, thuộc nhà nước Trung Quốc) có bài xã luận đề cập cuộc tập trận chung, nêu Ấn Độ Dương là một trong những tuyến đường thương mại và nhập dầu của Trung Quốc, và kết luận: “Chính Trung Quốc phải quan ngại an ninh”.

Ngày 9.7, Sứ quán Trung Quốc ở New Delhi có động thái bất thường: Cảnh báo công dân Trung Quốc nên cẩn trọng cân nhắc chuyện qua Ấn trong tháng 8 tới.

Ấn Độ tăng cường cảnh giác sườn phía nam

Đối với lãnh đạo Ấn từ nhiều thế kỷ chỉ chú ý vùng biên giới phía bắc tranh chấp với Trung Quốc, việc tàu ngầm Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đòi hỏi New Delhi phải chuyển sự cảnh giác qua vùng duyên hải phía nam, nơi tập trung nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng và an ninh của Ấn.

Bhrama Chellaney, môt giáo sư nghiên cứu chiến lược ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược, nói: “Đây là một bài toán anninh mà Ấn phải bảo vệ sườn phía nam”.

Mỹ - Nhật đều sốt ruột hợp tác với Ấn về ranh giới biển của nước này. Hồi tháng 6, Mỹ đồng ý bán 22 máy bay do thám không người lái hiện đại cho Ấn. Chúng được cử đến Eo biển Malacca để theo dõi hoạt động của hải quân Trung Quốc.

Các máy bay này có thể phối hợp với máy bay tuần tra biển P-8I do Mỹ sản xuất, đã có mặt ở Eo biển Malacca.

Sau nhiều năm lưỡng lự, chính phủ Ấn cũng phát tín hiệu sẵn sàng mở rộng cơ sở hạ tầng an ninh trên quần đảo Andaman và Nicobar. Hồi tháng 5, đã có sự phê duyệt xây cơ sở phóng thử tên lửa và giám sát ở đảo Rutland.

Năm 2016, Nhật là chính phủ nước ngoài đầu tiên được phép xây một nhà máy điện 15 megawatt trên quần đảo này. Khi Thủ tướng Ấn Narendra Modi thăm Nhật năm ngoái, ông đã cùng Thủ tướng Shinzo Abe đồng ý kế hoạch phát triển “đảo thông minh” trong một loạt dự án tăng ở những vùng biên giới nhạy cảm.

Kịch bản săn tàu ngầm “địch” của Mỹ - Nhật - Ấn

Cuộc tập trận hải quân Malabar bắt đầu từ năm 1992, năm nay là cuộc diễn tập lớn và là lần đầu tiên có đủ tàu sân bay của 3 lực lượng hải quân Mỹ - Nhật - Ấn:Siêu tàu sân bay USS Nimitz chạy bằng hạt nhân của Mỹ, tàu sân bay INS Vikramditya của Ấn (do Nga sản xuất) và tàu sân bay trực thăng JS Izumo của Nhật, cùng ít nhất 17 tàu chiến và 2 tàu ngầm, 95 máy bay các loại.

Mỹ cử 3 khu trục hạm và 1 tàu hộ vệ mang tên lửa dẫn dường, 1 tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles và 1 máy bay tuần tra biển P-8I Poseidon. Nhật cử 2 khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường, còn Ấn cử nhiều tàu chiến tham gia.

Cuộc tập trận chung chia thành 2 đợt, tập huấn ở cảng từ ngày 10 đến 13.7 và tập phối hợp tác chiến đa dạng trên biển từ ngày 14 đến 17.7 nhằm nâng cao khả năng phối hợp của tàu sân bay, phòng không, hải chiến và đặc biệt là săn tàu ngầm.

Hải quân Mỹ nói cuộc tập trận sẽ củng cố quan hệ hải quân 3 nước, “nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thủy thủ, và chúng tôi hy vọng sẽ thường xuyên tiếp tục tiến trình này. Là các nước thuộc Ấn Độ Dương, châu Á - Thái Bình Dương, lực lượng hải quân chúng tôi là đối tác tự nhiên, và chúng tôi quyết tâm củng cố quan hệ này”.

Ngày 6.7, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết tăng cường hợp tác phòng thủ để kìm cương Trung Quốc.

Không đề cập sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng trong và quanh Ấn Độ Dương, ông Modi nói duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là mục tiêu lớntrong quan hệ hợp tác chiến lược giữa Ấn Độ với Mỹ.

Thủ tướng Modi nói thêm: “Khả năng tăng cường hợp tác để bảo vệ các đối tác chiến lược của chúng tôi sẽ tiếp tục, để xác định tầm cỡ đối tác. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ ở khu vực này”.

Cuộc tập trận Malabar 2017 là tín hiệu rõ ràng nhất của quan hệ hợp tác này.

Tháng 6 năm ngoái, 3 nước đã tổ chức cuộc tập trận Malabar quy mô lớn kỷ lục với 11 tàu chiến và 8.000 quân nhân.

Đây là năm thứ hai liên tiếp Nhật tham gia. 10 năm trước, Trung Quốc cáu khi Mỹ - Nhật - Ấn còn mời Úc tham gia cuộc tập trận. Bắc Kinh gây sức ép ngoại giao khiến Úc phải rút lui. Năm nay, nhiều quan chức quân sự Úc muốn tham gia ở vai trò “quan sát viên” nhưng Ấn không đồng ý.

Bắc Kinh lôi kéoPakistan

Tuần trước, người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh không phản đối quan hệ hợp tác giữa các nước, nhưng hy vọng cuộc tập trận chung giữa hải quân Mỹ - Nhật - Ấn không có mục đích nhằm vào các quốc gia khác.

Lâu nay Bắc Kinh vẫn cho rằng mục tiêu củacuộc tập trận Malabarlà nhằm kiểm soát những nỗ lực gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã điều tàu do thám Haiwang Xiang tới theo dõi cuộc tập trận Malabar 2017, vốn diễn ralúc hình hình căng thẳng, gần một tháng sau vụ đối đầu giữa quân biên phòng Ấn - Trung ở vùng Hymalaya.

Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây. Họ đã có thể ghé cảng Gwadar của Pakistan, lập xong kế hoạch bán 8 tàu ngầm cho Pakistan, và còn mở cơ sở tiếp liệu quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại Djibouti.

Từ khi độc lập khỏi Ấn năm 1947, Pakistan đã có 4 cuộc chiến tranh với Ấn và hai nước đều có vũ khí hạt nhân, vẫn giữ thái độ thù địch, cáo buộc nhau khủng bố gây bất ổn ở vùng Kashmir.

Trung Quốc cũng đang cố gắng kéo Pakistan về phía mìnhtừ khi Mỹ lạnh nhạt với Pakistan. Bắc Kinh đòi chủ quyền biển Hoa Đông, lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) nhưng máy bay Mỹ vẫn bay vào, trong khi máy bay Mỹ cùng chiến đấu cơ Nhật tập luyện chung ở biển Hoa Đông.

Trung Trực (theo New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Nhật - Ấn tập săn tàu ngầm lạ xâm nhập Ấn Độ Dương