Theo một báo cáo trên The Wall Street Journal, Trung Quốc đang tìm cách tạo ra sự hiện diện quân sự thường trực đầu tiên trên Đại Tây Dương.

Mỹ lo ngại khi Trung Quốc muốn làm tay chơi tại Đại Tây Dương

A.T | 06/12/2021, 11:58

Theo một báo cáo trên The Wall Street Journal, Trung Quốc đang tìm cách tạo ra sự hiện diện quân sự thường trực đầu tiên trên Đại Tây Dương.

Cụ thể theo một báo cáo trên The Wall Street Journal dựa trên thông tin tình báo được phân loại của Mỹ, là Trung Quốc nhắm tới quốc gia Tây Phi nhỏ bé Guinea Xích đạo.

Mặc dù các quan chức không mô tả chi tiết các kế hoạch của Trung Quốc, nhưng họ cho biết sự hiện diện của Trung Quốc trên bờ biển Đại Tây Dương sẽ tăng cường mối đe dọa có thể xảy ra đối với Mỹ, vì nó sẽ tạo điều kiện cho các tàu chiến Trung Quốc có thể đồn trú và được tiếp viện ở đối diện Bờ Đông nước Mỹ.

Tướng Stephen Townsend, người giữ chức Chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ, đã nói với Thượng viện vào tháng 4 rằng "mối đe dọa đáng kể nhất" của Trung Quốc sẽ là "một cơ sở hải quân hữu ích về mặt quân sự trên bờ biển Đại Tây Dương thuộc châu Phi"

"Về mặt quân sự, tôi nhấn mạnh quan tâm đó là một nơi mà họ có thể ghé cảng, lấy khí đốt và hàng hóa. Tôi đang nói về một cảng nơi họ có thể trang bị vũ khí và sửa chữa các tàu hải quân", Townsend cảnh báo.

Jon Finer, Phó cố vấn an ninh quốc gia chính của Tổng thống Biden, đã đến Guinea Xích đạo vào tháng 10 trong nỗ lực thuyết phục Tổng thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo và Phó Tổng thống Teodoro "Teodorin" Nguema Obiang Mangue từ chối đề xuất của Trung Quốc.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết: “Là một phần trong chính sách ngoại giao của chúng tôi nhằm giải quyết các vấn đề an ninh hàng hải, chúng tôi đã nói rõ với Guinea Xích Đạo rằng các bước đi tiềm năng nhất định liên quan đến hoạt động của họ ở đó sẽ làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia”.

Obiang là tổng thống tại vị lâu nhất trên thế giới, đã trị vì Guinea Xích Đạo hơn 40 năm. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và các nhóm khác đã phàn nàn về "sự đàn áp không ngừng" đối với xã hội dân sự trong thời gian cầm quyền của ông, cùng với "nạn tham nhũng đáng kinh ngạc đã bòn rút nguồn lợi dầu mỏ của đất nước".

Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng trong bối cảnh các vấn đề nhân quyền, đại dịch COVID-19 và những lo ngại về Đài Loan. Hôm 3.12, Ngoại trưởng Antony Blinken đã cảnh báo về "hậu quả khủng khiếp" nếu Trung Quốc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.

Cụ thể, Ngoại trưởng Blinken phát biểu: "Tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hãy suy nghĩ thật kỹ về điều này và không để dẫn đến một cuộc khủng hoảng mà theo tôi, những hậu quả khủng khiếp sẽ gây ra cho rất nhiều người, và một điều không ai có lợi, bắt đầu từ Trung Quốc".

Trong khi đó, Mỹ cũng không quên kiềm chế Trung Quốc tại Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Trong bài phát biểu hôm 4.12 tại Diễn đàn Phòng thủ Quốc gia ReaganBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tuyên bố: “Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương”, đồng thời nhận định: "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực có nhiều cơ hội và thách thức thực sự. Một trong những thách thức đó là sự xuất hiện của Trung Quốc ngày càng độc đoán và chuyên quyền".

Bộ trưởng Austin cũng ví von: “Chúng tôi hiểu rõ về thách thức mà Trung Quốc đặt ra. Nhưng Trung Quốc không cao đến 10 feet - Mỹ vẫn ở đây mà". Ông Austin dùng thành ngữ "không cao đến 10 feet" là để nhắc Trung Quốc đừng có tự mãn thái quá chứ không phải có ý thiếu tôn trọng Trung Quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ lo ngại khi Trung Quốc muốn làm tay chơi tại Đại Tây Dương