Khi dự hội nghị thượng đỉnh của 20 nền kinh tế lớn của thế giới (G-20) ở Bali, Indonesia ngày 8.7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ kêu gọi G-20 gây sức ép để Nga ủng hộ các nỗ lực của LHQ nhằm mở lại các tuyến hàng hải bị bao vây bởi cuộc chiến ở Ukraine.

Mỹ kêu gọi G-20 gây sức ép để Nga mở lại các tuyến hàng hải cho Ukraine

Bảo Vĩnh | 06/07/2022, 10:35

Khi dự hội nghị thượng đỉnh của 20 nền kinh tế lớn của thế giới (G-20) ở Bali, Indonesia ngày 8.7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ kêu gọi G-20 gây sức ép để Nga ủng hộ các nỗ lực của LHQ nhằm mở lại các tuyến hàng hải bị bao vây bởi cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Blinken cũng sẽ nhắc lại những cảnh báo Trung Quốc không nên ủng hộ các nỗ lực chiến tranh của Nga. Trong chuyến đi này, dự kiến ông Blinken sẽ có cuộc gặp Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc, nhưng có thể không diễn ra cuộc gặp giữa ông Blinken với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Các nhà phân tích dự báo hội nghị G-20 sẽ có tranh cãi lớn, với Mỹ và các đồng minh đổ trách nhiệm cho Nga gây ra tình trạng toàn cầu thiếu lương thực, kể từ sau ngày 24.2 Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, một quốc gia xuất khẩu lúa mạch hàng đầu thế giới.

Trong khi đó, Nga, cũng là một quốc gia xuất khẩu lúa mạch lớn, lại qui trách nhiệm cho các án trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây.

Theo Reuters, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề kinh tế, ông Ramin Toloui cho biết ông Blinken sẽ nêu một đề xuất an ninh năng lượng và một sáng kiến của Liên Hợp Quốc nhằm đưa nông sản và phân bón của Nga và Ukraine quay lại các thị trường toàn cầu.

Ông Toloui nói: “Các nước G-20 nên qui trách nhiệm cho Nga và nhấn mạnh sự ủng hộ của họ cho nỗ lực LHQ đang tiến hành để mở lại các tuyến đường biển giao lúa mạch. Đó là một luận điểm quan trọng mà Ngoại trưởng Blinken sẽ nêu lên”.

Ukraine vừa cho biết đang nói chuyện với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ để có bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc.

Nhà ngoại giao Mỹ phụ trách mảng Đông Á, ông Daniel Kritenbrink cho biết ông hy vọng cuộc nói chuyện giữa hai ngoại trưởng Mỹ-Trung sẽ là cuộc nói chuyện thẳng thắn về vấn đề Ukraine.

Ngay trước khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Bắc Kinh và Moscow tuyên bố mối quan hệ không hạn chế. Nhưng các quan chức Mỹ nói họ không ghi nhận việc Trung Quốc “lách” lệnh trừng phạt Nga hoặc cung cấp khí tài quân sự cho Nga.

Nhưng Trung Quốc không lên án hành động của Nga và chỉ trích các lệnh trừng phạt. Các quan chức Mỹ cảnh báo sẽ có hậu quả gồm trừng phạt, nếu Trung Quốc bắt đầu ủng hộ vật chất cho nỗ lực chiến tranh của Nga.

Washington gọi Trung Quốc là đối thủ chiến lược lớn, và lo ngại sẽ có lúc Trung Quốc dùng vũ lực để tấn công Đài Loan, như Nga đã tấn công Ukraine.

Nhà ngoại giao Kritenbrink nói việc cần thiết là duy trì tuyến liên lạc công khai với Trung Quốc “nhằm bảo đảm chúng ta ngăn tránh được những tính toán sai có thể vô tình dẫn đến xung đột và đối đầu”.

Cuộc gặp giữa ông Blinken với ông Vương Nghị có thể diễn ra ngày 9.7, sẽ là cuộc gặp cấp cao nhất giữa các quan chức Mỹ-Trung.

Bất chấp tính đối đầu chiến lược giữa Washington với Bắc Kinh, hai nền kinh tế lớn nhất-nhì thế giới vẫn là đối tác thương mại lớn. Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét loại bỏ một số mức thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc nhằm hạ giảm lạm phát ở Mỹ, trước khi diễn ra cuộc bầu cửa quốc hội giữa kỳ vào tháng 11 tới.

Ngày 4.7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã nói chuyện với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.

Hồi tháng trước tại Luxembourg, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng đã gặp ông Dương Khiết Trì, trương ban đối ngoại của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Dự kiến trong vài tuần nữa sẽ có cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Mỹ Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nhà Trắng hôm 30.6 nói vẫn đang xem xét các phương án giảm thuế đánh lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, dù có yêu cầu vẫn duy trì các mức thuế đã áp.

Theo Reuters
Copy Link
Bài liên quan
Sau khi làm chủ Luhansk, lãnh đạo Nga tuyên bố sẽ mở rộng cuộc chiến ra ngoài Donbas
Các chuyên gia dự đoán sau khi có được Luhansk thì Nga sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự tương tự tại Donetsk. Nhưng sau khi có Donetsk thì quân đội Nga sẽ tiếp tục làm gì?

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ kêu gọi G-20 gây sức ép để Nga mở lại các tuyến hàng hải cho Ukraine