Chính phủ Mỹ hôm 16.12 thông báo bổ sung 8 công ty Trung Quốc vào danh sách đen với cáo buộc đồng lõa trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Mỹ đưa một loạt công ty Trung Quốc vào 'danh sách đen' vì vấn đề Tân Cương

Hoàng Vũ | 17/12/2021, 12:32

Chính phủ Mỹ hôm 16.12 thông báo bổ sung 8 công ty Trung Quốc vào danh sách đen với cáo buộc đồng lõa trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Theo Reuters, Bộ Tài chính Mỹ thông báo bổ sung 8 công ty Trung Quốc, gồm cả hãng sản xuất máy bay không người lái DJI, vào danh sách các công ty liên hợp công nghiệp quốc phòng, theo đó cấm đầu tư vào các công ty này.

Ngoài DJI, 7 công ty được bổ sung vào danh sách đen gồm: Công ty Công nghệ Cloudwalk, Công ty Công nghiệp thông tin Dawning, Công ty Công nghệ Leon, Công ty TNHH Công nghệ Megvii, Công ty TNHH Công nghệ Netposa, Công ty Thông tin Xiamen Meiya Pico và Công ty TNHH Yitu.

Với cáo buộc 8 công ty công nghệ này đã hỗ trợ "giám sát và theo dõi sinh trắc học" của người Duy Ngô Nhĩ, nghi ngờ liên kết quân sự với Trung Quốc, Bộ Tài chính Mỹ sẽ cấm mọi công dân Mỹ mua hoặc bán một số chứng khoán giao dịch công khai nhất định của những công ty nói trên.

Bên cạnh đó, Bộ Thương mại cũng sẽ bổ sung Học viện Khoa học quân y Trung Quốc (AMMS) và 11 viện nghiên cứu của Trung Quốc vào danh sách các công ty và tổ chức bị hạn chế tiếp cận hàng xuất khẩu.

Theo một tài liệu được công bố hôm 16.11, chính quyền Biden cho biết các viện trên “sử dụng quy trình công nghệ sinh học để hỗ trợ cho quân đội Trung Quốc” và đã phát triển “vũ khí điều khiển não bộ có mục đích”.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết Trung Quốc đang chọn sử dụng công nghệ sinh học "để theo đuổi sự kiểm soát đối với người dân và sự đàn áp của họ đối với các thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo."

"Chúng tôi không thể cho phép hàng hóa, công nghệ và phần mềm của Mỹ hỗ trợ khoa học y tế và đổi mới công nghệ sinh học được chuyển hướng sang các mục đích sử dụng trái với an ninh quốc gia của Mỹ", bà Raimondo nói trong một tuyên bố

Cùng ngày, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua Đạo luật chống lại lao động cưỡng bức tại Tân Cương. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng khẳng định sẽ ký thông qua, theo đó sẽ cấm tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Tân Cương của Trung Quốc. 

Về phần mình, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington gọi các hành động này là "đàn áp không chính đáng" vi phạm các quy tắc thương mại tự do, đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện "tất cả các biện pháp cần thiết" để duy trì lợi ích của các công ty và tổ chức nghiên cứu Trung Quốc.

"Sự phát triển công nghệ sinh học của Trung Quốc luôn vì lợi ích của nhân loại. Những tuyên bố có liên quan của phía Mỹ là hoàn toàn vô căn cứ", phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc Liu Pengyu cho biết.

Được biết các chuyên gia và nhóm nhân quyền của Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn 1 triệu người, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác, đã bị giam giữ trong những năm gần đây trong một hệ thống "trại cải tạo" rộng lớn ở khu vực Tân Cương.

Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận hành vi vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và phản bác sự can thiệp của Mỹ vào "công việc nội bộ", đồng thời cam kết bảo vệ các doanh nghiệp của mình trước các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Bài liên quan
Với smartphone tự chủ 100%, Huawei thách thức lệnh cấm của Mỹ
Sự ra mắt của chiếc điện thoại thông minh mới nhất từ Huawei đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc cạnh tranh công nghệ khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
4 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đưa một loạt công ty Trung Quốc vào 'danh sách đen' vì vấn đề Tân Cương