Reuters ngày 2.2 đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ đòi Nga tuân thủ hạn chót 5.2 của Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân START 2.

Mỹ đòi Nga tuân thủ hạn chót thực hiện Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân

Trần Trí | 02/02/2018, 14:38

Reuters ngày 2.2 đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ đòi Nga tuân thủ hạn chót 5.2 của Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân START 2.

START 2 có hiệu lực từ ngày 5.2.2011, theo đó Mỹ và Nga đều có 7 năm để đạt mục tiêu hạn chế mỗi bên chỉ triển khai 700 tên lửa và máy bay ném bom, 1.500 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng tên lửa và máy bay ném bom triển khai hoặc không triển khai. Quyđịnh này nhằm không cho bên nào có lợi thế.

Hồi tháng 9.2017, Mỹ được cho là có 1.393 đầu đạn hạt nhân, Nga có 1.561 đầu đạn hạt nhân.

Trong cuộc họp báo ngày 1.2 (giờ Mỹ) người phát ngôn Heather Nauert của Bộ Ngoại giao Mỹ nói Mỹ đã đạt mục tiêu trên hồi tháng 8.2017, và hy vọng hoàn tất việc hạn chế vào ngày 5.2 tới.

Bà Nauert nói thêm: “Lần này, chúng tôi ghi nhận Nga cũng tiến bộ trong mục tiêu hạn chế. Moscow đã luôn khẳng định ý định tuân thủ sự hạn chế đúng hạn, và chúng tôi không có lý do nào để tin Ngasẽ không làm thế”.

Bà Naurert cho biết vào tháng 3 tới, Mỹ-Nga sẽ trao đổi dữ liệu, nhưvẫn thực hiện sự trao đổi này trong 7 năm qua: “Chúng tôi hy vọng mỗi quốc gia sẽ xác nhận sự tuân thủ thật sớm sau cuộc trao đổi dữ liệu”.

START 2 được Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga lúc đó, ông Dmitri Medvedev ký ngày 8.4.2010 và sẽ hết hiệu lực từ năm 2021.

Ngày 28.1.2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện điện thoại với Tổng thống Mỹ Donald Trump, và lãnh đạo Nga đề nghị thương lượng gia hạn thêm 5 năm.

Nhưng ông Trump gọi START 2 là “thỏa thuận tệ hại cho Mỹ, ưu ái Nga”, gây sốc cho ông Putin. Ông Trump cũng từng viết Twitter, nói Mỹ phải tăng cường và mở rộng khả năng vũ khí hạt nhân, và sau đó nói rõ với kênh tin tức MSNBC: “Hãy là một cuộc đua vũ trang, chúng ta sẽ thắng và cuối cùng đánh bại họ”.

Ban đầu, Nga tuyên bố Mỹ có quyền hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, miễn là tuân thủ mục tiêu của START 2 và không đơn phương giành ưu thế.

Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ không được hiện đại hóa từ những năm 1980, và đến năm 2010, phe Cộng hòa ở Quốc hội Mỹ đã thúc đẩy chương trình 1 ngàn tỉ USD để thay thế hầu hết số vũ khí chiến lược hiện có.

Theo chuyên gia vũ khí hạt nhân Hans Kristensen của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, quân đội Mỹ có khoảng 4.000 loại vũ khí hạt nhân, gồm 1.800 đầu đạn đã cài lên tên lửa, máy bay ném bom và chiến dấu cơ. Số còn lại được để dành.

Con số chính xác của số vũ khí đã dàn và để dành là một bí mật quốc gia của Mỹ.

Bích Ngọc (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đòi Nga tuân thủ hạn chót thực hiện Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân