Ngày 21.6, Thượng nghị sĩ Mỹ Tim Kaine gay gắt lên án "Mỹ bắn rơi Su-22 của không quân Syria là hoàn toàn phi pháp', khi ông trả lời phỏng vấn của Yahoo.News.

'Mỹ bắn rơi Su-22 của không quân Syria là hoàn toàn phi pháp'

Trần Trí | 22/06/2017, 19:29

Ngày 21.6, Thượng nghị sĩ Mỹ Tim Kaine gay gắt lên án "Mỹ bắn rơi Su-22 của không quân Syria là hoàn toàn phi pháp', khi ông trả lời phỏng vấn của Yahoo.News.

Vị nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói: "Tôi cho rằng hành động quân sự chống lại tài sản của chính phủ Syria là hoàn toàn phi pháp".

Có 4 vụ Mỹ tấn công mục tiêu của chính phủ Syria trong vài tuần qua, gồm vụ phóng hàng loạt tên lửa "Búa Tomahawk" vào một căn cứ không quân hồi tháng 4, với cớ trả đũa chế độ Tổng thống Bashar Assad dùng vũ khí hóa học thảm sát dân thường.

Ngày 18.6, chiến đấu cơ của hải quân Mỹ bắn rơi một chiếc cường kích Su-22 của không quân Syria. Lầu Năm Góc nói họ có quyền hành động hợp pháp, theo Luật cho phép sử dụng sức mạnh quân sự (AUMF).

Luật này có hiệu lực sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 11.9.2001, cho phép quân đội Mỹ đánh chiếm Afghanistan và nỗ lực toàn cầu tiêu diệt bọn khủng bố Al-Qaeda.

Cả hai Tổng thống George Bush và Barack Obama đều dẫn luật AUMF để mở cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.Tuy nhiên,Nghị sĩ Kaine bác bỏ quan điểm của chính phủ Tổng thống Donald Trump.

Ông nói: "Luật năm 2001 nêu chúng ta có thể hành động chống lại bọn gây ra vụ tấn công 11.9. Không ai nói Syria là thủ phạm. Không ai nói Syria dính líu Al-Qaeda. Thực tế họ đang đánh Al-Qaeda ở Syria. Nên tôi nghĩ đây là một sự vận dụng luật sai trái hoàn toàn".

Ông Kaine từng là ứng viên phó tổng thống trong cuộc tranh cử tổng thống 2016 của bà Hillary Clinton. Ông cũng chỉ trích "chính trị hèn nhát", khi một số nghị sĩ không muốn tranh luận và bỏ phiếu cho phép Mỹ tiến hành cuộc chiến gần 3 năm để đánh bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.

Ông nói: "Về chuyện này, theo tôi, đấy là chính trị hèn nhát, không muốn bị ghi nhận trong cuộc bỏ phiếu chiến tranh".

Trước đây, vì những lý do chính trị, các nỗ lực thúc đẩy Quốc hội Mỹ tranh luận và cho phép chiến tranh không tuyên bố nhưng leo thang để chống bọn IS ở Syria và Iraq đều bất thành. Việc bà Clinton bỏ phiếu thông qua AUMF để chống Iraq đã khiến bà không thể trở thành ứng viên Tổng thống Mỹ ở cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ hồi năm 2008.

Thất bại của bà Clinton hiện "ám"một số nghị sĩ đảng Dân chủ, trong khi đảng Cộng hòa thích đứng từ bên lề để chỉ trích cách xử lý cuộc chiến của ông Obama, mà không thực hiện bất kỳ điều gì để có thể chuyển họ trở thành đồng chủ nhân của chiến lược AUMF.

Nghị sĩ Kaine cùng Thượng nghị sĩ Jeff Flake (Cộng hòa) đã soạn AUMF mới để "xử"bọn IS và các tổ chức cực đoan khác. Hồi giữa năm 2014, ông Kaine từng ráng thuyết phục Quốc hội Mỹ tranh luận và bỏ phiếu một AUMF mới.

Ông nói đã đến lúc các nghị sĩ phải vào cuộc, và thừa nhận rằng "dù đáng thất vọng, nhưng việc Tổng thống Trump trúng cử đã làm sống lại sự quan tâm bàn luận về luật này".Thế nhưng vị nghị sĩ cũng nói các nghị sĩ "bắt đầu căng thẳng" từ việc ông Trump sử dụng sức mạnh quân sự: "Chúng tôi chưa được nghe chiến lược đối với bọn IS. Chúng tôi không muốn một chiến lược đối với Afghanistan. Chúng ta nay hành động chống lại chính phủ và quân đội Syria mà không có một chiến lược về Syria. Vì thế, chúng tôi bắt đầu lo ngại AUMF 2001 đã được chính phủ này tận dụng ở nhiều nơi".

Kim Hương (theo Yahoo News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Mỹ bắn rơi Su-22 của không quân Syria là hoàn toàn phi pháp'