Ngày 22.10 Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu phối hợp với UBND phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ tổ chức buổi lễ giới thiệu đề tài, thực hiện “Thí điểm mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, khơi thông dòng chảy tại Khu vực 3, phường An Khánh, quận Ninh Kiều. TP.Cần Thơ”.

Một dự án thiết thực cho việc bảo vệ môi trường đô thị

Văn Kim Khanh | 22/10/2022, 21:38

Ngày 22.10 Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu phối hợp với UBND phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ tổ chức buổi lễ giới thiệu đề tài, thực hiện “Thí điểm mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, khơi thông dòng chảy tại Khu vực 3, phường An Khánh, quận Ninh Kiều. TP.Cần Thơ”.

pgs.ts-van-pham-dang-tri.jpg
PGS.TS Văn Phạm Đăng Trí - Viện trưởng Viện NC BĐKH phát biểu tại buổi lễ ra quân về môi trường - Ảnh: LHHA

Bà Lê Hoàng Hải Anh, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (NC BĐKH) cho biết, đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình hợp tác bảo vệ môi trường. Viện NC BĐKH - Trường Đại học Cần Thơ và Đại sứ quán Canada phối hợp thực hiện đề tài.

Thành phần tham dự: Điều phối của chương trình Quỹ Canada dành cho các sáng kiến địa phương - CFLI 2022; Các thành viên thực hiện đề tài, đại diện UBND phường An Khánh; Các cán bộ địa phương phối hợp thực hiện đề tài; Đại diện các hộ dân ở cộng đồng khu vực 3, phường An Khánh. Đây là một dự án rất thiết thực về bảo vệ môi trường đô thị, khơi thông dòng chảy và khơi dậy sự hợp tác, đoàn kết bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng dân cư đô thị.

Trước đó, ngày 1 tháng 7 năm 2022, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và Viện NC BĐKH - Trường Đại học Cần Thơ đã ký thỏa thuận tài trợ dự án “Phục hồi kênh rạch và quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng tại phường An Khánh, quận Ninh Kiều TP.Cần Thơ, Việt Nam”.

z3819384457287_2145b9697848bbc92807ccb050b279c0.jpg
Bà Châu Thị Lệ Hoằng - Trưởng khu vực 3, phường An Khánh phát biểu trong lễ ra quân về môi trường - Ảnh: LHHA

Hoạt động chính của chương trình nhằm thiết lập tổ cộng đồng tự quản và cơ chế quản lý thoát nước dựa vào cộng đồng. Việc này góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, sinh kế và môi trường. Bên cạnh đó, các hoạt động đánh giá thoát nước, xây dựng kế hoạch cải tạo môi trường kênh rạch thoát nước và thu gom, quản lý rác thải trong lưu vực kênh rạch cũng được thực hiện.

Ước tính có 700 hộ dân trong cộng đồng sẽ được hưởng lợi trực tiếp và khoảng 60 hộ dân ở gần kênh rạch trong cộng đồng được hưởng lợi gián tiếp từ kết quả đạt được của dự án. Dự án sẽ góp phần khắc phục những khó khăn quản lý thoát nước và chất thải rắn hiện tại và góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngập lụt cộng động trên địa bàn TP.Cần Thơ.

Ông Võ Thành Tuấn, Chủ tịch UBND phường An Khánh cho rằng, dự án tập trung vào các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng. Các vấn đề như vệ sinh và khơi thông dòng chảy, lắp đặt thùng rác công cộng thích ứng ngập lụt, thành lập tổ cộng đồng tự quản lý rác và thoát nước trong khu vực sẽ được thực hiện. Đồng thời, các hoạt động truyền thông về nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý rác thải, bảo vệ môi trường cũng được chính quyền địa phương ủng hộ.  Chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện cho dự án triển khai theo đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao".

trien-khai-du-an-cong-dong.jpg
Triển khai dự án tại cộng đồng - Ảnh: LHHA

Bà Phạm Thị Xuân Phương cán bộ văn phòng UBND phường An Khánh cho biết: “Chúng tôi đã có những buổi họp cộng đồng nhằm giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và vai trò của việc thành lập tổ cộng đồng. Qua đó, buổi họp cũng nhằm thống nhất về các hoạt động tổ cộng đồng sẽ được triển khai trong thời gian sắp tới và những nội dung chính của dự thảo Quy ước hoạt động của tổ cộng đồng”.

Tổ cộng đồng tự quản có vai trò quan trọng trong các hoạt động như vệ sinh đường phố; nhặt rác, làm cỏ và khơi thông dòng chảy mang lại lợi ích cho cộng đồng. Đồng thời, tổ cộng đồng cũng có vai trò quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý rác thải, bảo vệ môi trường. Chúng tôi thành lập tổ cộng đồng gồm 15 thành viên. Các hoạt động của tổ cộng đồng triển khai theo định kỳ, thống nhất với nội dung bản thảo Quy ước hoạt động của tổ cộng đồng.

Những hoạt động của dự án triển khai tại cộng đồng là đánh giá hệ thống thoát nước, môi trường khu vực. Thành lập tổ cộng đồng tham gia hoạt động và duy trì các kết quả đạt được của dự án. Phương án thiết kế, nạo vét và cải tạo công trình. Thi công nạo vét cải tạo các tuyến rạch. Điều phối, giám sát và kết nối công trình. Thí điểm lắp đặt những thùng rác thích nghi tình trạng ngập úng trong cộng đồng. Tuyên truyền và truyền thông nâng cao nhận thức. Dự án này được thực hiện từ tháng 7.2022 đến tháng 2.2023.

ra-quan.jpg
Ra quân làm sạch môi trường ô nhiễm - Ảnh: LHHA

PGS.TS Văn Phạm Đăng Trí - Viện trưởng Viện NC BĐKH  cho biết: "Mục tiêu của dự án “Phục hồi kênh rạch, quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng, nâng cao khả năng chống chịu ngập lụt” là nhằm tăng cường khả năng chống chịu ngập lụt của các hộ gia đình dễ bị tổn thương trong cộng đồng. Cụ thể thông qua việc cải tạo các kênh thoát nước, xây dựng cơ chế quản lý thoát nước dựa vào cộng đồng, góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe, sinh kế, môi trường sống của người dân. Tôi tin tưởng rằng các hoạt động thí điểm của cộng đồng khu vực 3, phường An Khánh trong thực hiện vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy nhằm nâng cao khả năng chống chịu ngập lụt của cộng đồng hôm nay, sẽ được duy trì bền vững trong thời gian tới".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một dự án thiết thực cho việc bảo vệ môi trường đô thị