Một sĩ quan cảnh sát thành phố New York đã bị buộc tội làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc trong vụ việc liên quan phong trào đòi độc lập của người Tây Tạng.

Một cảnh sát Mỹ ra tòa với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

22/09/2020, 12:46

Một sĩ quan cảnh sát thành phố New York đã bị buộc tội làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc trong vụ việc liên quan phong trào đòi độc lập của người Tây Tạng.

Phù hiệu lực lượng Cảnh sát New York - Ảnh: Internet

Baimadajie Angwang là một công dân Mỹ 33 tuổi gốc Tây Tạng. Trước khi trở thành công dân Mỹ, Angwang đã xin tị nạn bằng cách khai rằng mình đã bị ngược đãi ở Trung Quốc vì có nguồn gốc Tây Tạng.

Theo yêu cầu khởi tố gửi lên Tòa án Brooklyn, Angwang làm việc cho Trung Quốc từ 2018 trong nỗ lực trấn áp phong trào của cộng đồng Tây Tạng tại Mỹ. Hồ sơ nói rằng Angwang đã bí mật làm việc cho những người quản lý giấu tên từ Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York.

Không có cáo buộc rằng Angwang đã xâm phạm an ninh quốc gia hoặc hoạt động của Sở Cảnh sát New York (NYPD). Dù vậy, William Sweeney, người đứng đầu Văn phòng FBI ở New York, cho biết Angwang vẫn được coi là mối đe dọa nội gián.

Công việc của Angwang khi làm gián điệp cho Trung Quốc là tìm kiếm các nguồn tin tình báo khả tín và xác định các mối đe dọa tiềm tàng đối với Trung Quốc trong khu vực thành phố New York.

Theo tài liệu của tòa án, ngay từ năm 2014, Angwang đã báo cáo về các hoạt động của công dân Trung Quốc ở khu vực New York, đồng thời dò la các nguồn tình báo trong cộng đồng Tây Tạng.

Angwang cũng ủ mưu tạo cơ hội cho các quan chức lãnh sự tiếp cận những quan chức cấp cao của NYPD thông qua việc tham dự các sự kiện chính thức của NYPD.

Theo tài liệu của tòa án, Angwang nói với người quản lý của mình rằng anh ta muốn được thăng chức trong lực lượng cảnh sát để có thể mang lại "vinh quang cho Trung Quốc".

Theo hồ sơ, có bằng chứng liên lạc giữa Angwang và một quan chức lãnh sự Trung Quốc mà Angwang gọi là “anh cả” hay “ông chủ”, trong đó họ trao đổi về cách xác định những người bất đồng chính kiến trong phong trào đòi độc lập.

"Họ không tin vào Phật giáo Tây Tạng" - Angwang nói với “người quản lý” - “Khi lãnh sự quán mở rộng vòng tay giúp đỡ họ, họ sẽ cảm nhận được hơi ấm của quê hương. Điều đó sẽ tuyệt vời làm sao?”.

Có thời điểm, Angwang gợi ý rằng việc cấp thị thực 10 năm cho người Tây Tạng ở Mỹ sẽ giúp tuyển dụng các điệp viên khác một cách dễ dàng.

Tây Tạng là vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ - Trung. Hồi đầu năm nay, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt một dự luật để ủng hộ Tây Tạng và đảm bảo Dalai Lama được kế thừa suôn sẻ trong tương lai. Động thái này là bước đi mới nhất trong một loạt các dự luật của Mỹ nhằm thách thức chính sách của Trung Quốc.

Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì nhiều lần khẳng định "Các vấn đề Tây Tạng hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Không nước ngoài nào được phép can thiệp. Chúng tôi đề nghị phía Mỹ công nhận đầy đủ bản chất nhạy cảm cao của các vấn đề liên quan đến Tây Tạng, ngừng thúc đẩy hành động liên quan và ngừng can thiệp vào các vấn đề đối nội của Trung Quốc với Tây Tạng như một vỏ bọc”.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một cảnh sát Mỹ ra tòa với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc