Cuộc gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 18.11 được đánh giá là sẽ đầy khó khăn cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, khi ông sẽ phải thuyết phục Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump trong hàng loạt các vấn đề quan trọng. Nhưng, bản thân Donald Trump cũng đã tặng cho ông Abe một món quà từ trước cuộc gặp mặt này: tỷ giá đồng yen và sự khởi sắc của kinh tế Nhật Bản.

Món quà của Donald Trump cho Thủ tướng Shinzo Abe

Nhàn Đàm | 19/11/2016, 06:58

Cuộc gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 18.11 được đánh giá là sẽ đầy khó khăn cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, khi ông sẽ phải thuyết phục Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump trong hàng loạt các vấn đề quan trọng. Nhưng, bản thân Donald Trump cũng đã tặng cho ông Abe một món quà từ trước cuộc gặp mặt này: tỷ giá đồng yen và sự khởi sắc của kinh tế Nhật Bản.

Sự kiện thu hút toàn bộ sự chú ý của cả 12 nước thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (bao gồm cả Mỹ) là cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump ngày 18.11 tại tòa tháp Trump nổi tiếng.Cuộc gặp mặt nàyđược đánh giásẽ đầy khó khăn cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, khi ông sẽ phải thuyết phục Tổng thống Mỹ vừađắc cửDonald Trumphàng loạt các vấn đề quan trọng.

Những vấn đề cốt lõi về quan hệ chính trị - kinh tế - thương mại giữa hai nước cũngsẽ được đề cập, nhất là khi ông Trump trong quá trình tranh cử đã bày tỏ ý định tạo ra sự thay đổi trong liên minh Mỹ - Nhật. Sức ép vì thế đang đè nặng lên vị thủ tướng của Nhật Bản. Nhưng, công bằng mà nói, bản thân Donald Trump cũng đã tặng cho ông Abe một món quà không phải là vô giá trị từ trước cuộc gặp mặt này: tỷ giá đồng yen và sự khởi sắc của kinh tế Nhật Bản.

Trước hết là việc thúc giục Mỹ thông qua TPP khi Hạ viện Nhật Bản đã làm điều này cách đây hơn 1 tuần, sau đó là tương lai mối quan hệ liên minh Mỹ - Nhật cũng như vấn đề quân đội Mỹ đóng quân tại Nhật Bản và chi phí để thực hiện điều này. Trong thời gian tranh cử, ông Trump đã không ít lần bày tỏ ý định sẽ rút quân đội khỏi Nhật Bản nếu không có được sự chia sẻ về chi phí, cũng như buộc tội Nhật đã tìm cách thao túng tiền tệ thông qua hạ tỷ giá đồng yen để hỗ trợ xuất khẩu.

Dự kiến Mỹ sẽ tốn khoảng 5,7 tỉ USD cho việc duy trì quân đội đang đồn trú tại Nhật trong năm 2017, còn phần của Nhật Bản là khoảng 6,6 tỉ USD (tương đương 720 tỉ yen). Ông Trump muốn chính phủ Nhật tăng phần đóng gópít nhất là thêm 5%, khi hiện tại mức chi tiêu quốc phòng của Nhật mới chỉ đạt khoảng hơn 1% GDP so với hơn 3% GDP của Mỹ - một điều mà vịtổng thống vừa đắc cử cho là không công bằng về phía Mỹ.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ cũng đang đem lại không ít lợi ích cho Nhật Bản, đặc biệt là về vấn đề tỷ giá và tăng trưởng kinh tế. Những dự báo về những thảm họa với đồng yen và kinh tế Nhật Bản nếu Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ đã không xảy ra, mà ngược lại nó đang đóng vai trò then chốt giúp kinh tế Nhật khởi sắc đáng kể.

Trước hết là vấn đề tỷ giá. Nhiều nhà kinh tế đã dự đoán nếu ông Trump đắc cử, đồng yen Nhật sẽ tăng giá rất mạnh do các nhà đầu tư sẽ đổ xô vào nắm giữ đồng nội tệ của Nhật vì lo ngại sự mất giá của đồng USD, và điều này sẽ là một cơn ác mộng với ngành xuất khẩu Nhật Bản. Nhưng nó đã không xảy ra. Chứng khoán Mỹ và đồng USD đều không sụt giảm sau khi Donald Trump đắc cử, thậm chí còn tăng đáng kể và Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) mới đây đã tuyên bố sẽ nhanh chóng tăng lãi suất trong thời gian sớm nhất.

Sự ổn định của đồng USD khiến đồng yen hạ giá đáng kể do các nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ đồng bạc xanh nhiều hơn. Điều này giúp thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng trên thị trường chứng khoán (TTCK) Nhật. Tính đến hết ngày 18.11, saucuộc gặp giữa ông Abe và Donald Trump, chỉ số Nikkei đã tăng tổng cộng 20% so với hồi đầu tháng 6, và rời xa tình trạng “thị trường con gấu” (bear market) để chuyển sang “thị trường con bò” (bull market) tốt hơn nhiều.

Người vui sướng nhất ở thời điểm hiện tại vì tin tức này không ai khác ngoài Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) khi tỷ giá đồng yen đang ở mức gần như lý tưởng. Rất nhiều nhà kinh tế dự đoán tỷ giá đồng yen sẽ cán mức 1 USD đổi 90 yen nếu ông Trump đắc cử - một mức nguy hiểm cho kinh tế Nhật, nhưng hiện tại tỷ giá đang được duy trì ở mức 1 USD đổi 110 yen – rất thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Nhật.

Về dài hạn những tác động tích cực từ việc Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ này sẽ vẫn được tiếp diễn với kinh tế Nhật. Cựu giám đốc điều hành BOJ là ông Hideo Hayakawa cho rằng, dù chính sách kinh tế của ông Trump sau khi nhậm chức vẫn là chưa rõ ràng, nhưng khá chắc chắn rằng nó sẽ đi theo hướng mở rộng thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm thuế, điều này sẽ khiến gia tăng lợi suất trái phiếu và đồng USD tăng giá – một việc có lợi cho đồng yen và kinh tế Nhật Bản về lâu dài. Nó có thể sẽ là bước đệm cần thiết để chính phủ Nhật thành công trong các nỗ lực cải cách kinh tế của mình, trước hết là việc hoàn thành mục tiêu đạt được mức lạm phát 2% trong thời gian tới. Và nếu như Nhật Bản thuyết phục được ôngDonald Trump thông qua TPP, dù với một số chỉnh sửa, thì sẽ càng tuyệt vời hơn nữa.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg, Reuters)
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden
Nhân chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro (Brazil), chiều 18.11 giờ địa phương (sáng nay 19.11 giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Món quà của Donald Trump cho Thủ tướng Shinzo Abe