Bộ GD-ĐT chuẩn bị công bố dự thảo chương trình môn học mới năm 2018-2019, trong đó đáng chú ý nhất là các tác phẩm bắt buộc phải học trong chương trình phổ thông của môn Ngữ văn là: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập.

Môn Ngữ văn mới: 6 tác phẩm bắt buộc phải học

Hải Yến | 16/01/2018, 14:41

Bộ GD-ĐT chuẩn bị công bố dự thảo chương trình môn học mới năm 2018-2019, trong đó đáng chú ý nhất là các tác phẩm bắt buộc phải học trong chương trình phổ thông của môn Ngữ văn là: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập.

Bộ GD-ĐT đang trong quá trình hoàn thiện, bổ sung và chuẩn bị công bố chương trình môn học mới, lấy ý kiến đóng góp của xã hội trước khi chính thức đi vào thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Đáng chú ý là môn Ngữ văn ở bậc PTTH đã có nhiều ý kiến từ các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo tại các trường PTTH. Chia sẻ về dự thảo này, đại diện Ban phát triển các chương trình học (Bộ GD-ĐT) cho biết chương trình Ngữ văn mới sẽ được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng đến những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nghe và nói cho mỗi lớp.

Đối với môn Ngữ văn sẽ chỉ gồm 6 tác phẩm văn học bắt buộc, cụ thể: Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn Độc lập. Các nhóm tác giả viết sách giáo khoa (SGK) có thể chủ động lựa chọn các tác phẩm khác nhau đưa vào sách, hướng đến việc phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Ngay sau khi có thông tin chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc phải học trong chương trình PTTH, nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT nên có thêm các tác phẩm văn học tiêu biểu được sáng tác ở thời kỳ hiện đại vào chương trình học cho các em học sinh.

Đưa ra ý kiến của mình, TS Trịnh Thu Tuyết - Giáo viên chuyên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cho rằng sự đổi mới của chương trình học là đi theo hướng mới, nâng cao phần kỹ năng chứ không chỉ chú trọng cho học sinh học thuộc một cách máy móc.

"Chương trình Ngữ văn mới theo dự kiến khi đưa 6 tác phẩm Ngữ văn vào chương trình học của học sinh PTTH là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, trong 6 tác phẩm thì chỉ có “Tuyên ngôn Độc lập” là thuộc thời hiện đại còn lại là trung đại. Do đó, ngoài khích lệ truyền thống yêu nước, chương trình SGK cần đến những cái nhìn đa diện và gần gũi với hiện thực cuộc sống" - giáo viên Tuyết cho hay.

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể khẳng định chương trình giáo dục Ngữ văn được xây dựng dựa trên các phẩm chất và năng lực cần có của người học, để lựa chọn nội dung dạy học. Theo đó, các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào 4 kỹ năng lớn là đọc, viết, nói và nghe.

Bên cạnh đó, chương trình Ngữ văn mới sẽ chú trọng hình thành phương pháp đọc hiểu, cách tạo lập văn bản, thực hành, vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau, cách trình bày, nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ của người học. Ngoài các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy cơ bản, cốt lõi, thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc cấp THPT, chương trình còn nêu lên nội dung một số chuyên đề tự chọn (35 tiết/lớp/năm) nhằm đáp ứng yêu cầu cho những học sinh có thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn.

Khẳng định chương trình Ngữ văn trong dự thảo mà Bộ GD-ĐT sắp đưa ra là hợp lý,PGS TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới cho rằng chương trình Ngữ văn với 6 tác phẩm quan trọng sẽ tạo cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, đồng cảm, chia sẻ những vấn đề trong xã hội để cho học sinh có tâm hồn phong phú hơn. Quan trọng hơn học sinh sẽ có quan niệm sống, ứng xử nhân văn hơn, góp phần phát triển ngôn từ và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Chương trình được xây dựng thống nhất từ lớp 1 đến lớp 12. Về nội dung, chương trình sẽ không tổ chức theo trục lịch sử văn học hay kiểu văn bản như chương trình THCS và THPT hiện hành.

"Trong chương trình mới, các giáo viên cần khuyến khích học sinh trao đổi, tranh luận về phần đọc, viết, nói và nghe. Các giáo viên cần cho học sinh đặt câu hỏi, bài tập một cách rõ ràng, dễ đo lường. Các đề thi, kiểm tra quan trọng cần yêu cầu học sinh vận dụng với tình huống và ngữ liệu mới. Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và tư duy của chính các em, không vay mượn, sao chép, khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo”.

Dạ Thảo - Ảnh: Internet
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Môn Ngữ văn mới: 6 tác phẩm bắt buộc phải học