Tôi có quen một chị bạn. Chị là một phụ nữ mẫu mực và có nhan sắc vào những thập niên 70-80. Chị từng tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên - học sinh từ rất sớm và sau này đã lên chức rất cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chị là một người của phong trào sinh viên - học sinh đấu tranh ở đô thị miền Nam nổi tiếng xinh đẹp, lại lên đến hàng nhất nhị phẩm trong chế độ.

Môi trường

21/01/2016, 11:19

Tôi có quen một chị bạn. Chị là một phụ nữ mẫu mực và có nhan sắc vào những thập niên 70-80. Chị từng tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên - học sinh từ rất sớm và sau này đã lên chức rất cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chị là một người của phong trào sinh viên - học sinh đấu tranh ở đô thị miền Nam nổi tiếng xinh đẹp, lại lên đến hàng nhất nhị phẩm trong chế độ.

Nhà báo Nguyễn Công Khế

Tôi có quen một chị bạn. Chị là một phụ nữ mẫu mực và có nhan sắc vào những thập niên 70-80. Chị từng tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên – học sinh từ rất sớm và sau này đã lên chức rất cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Một người của phong trào sinh viên – học sinh đấu tranh ở đô thị miền Nam nổi tiếng xinh đẹp, lại lên đến một loại nhất nhị phẩm trong chế độ.

Bỗng dưng đến một hôm tôi nghe tin về chị bây giờ, chị có mặt ở các nhà chùa để thiền và tụng niệm, ít khi chị có mặt ở chốn đông người, ít có mặt ở những chỗ gọi là gợi lại kỷ niệm xưa cũ hoặc hội hè. Một người phụ nữ khác mà tôi cũng từng biết, cũng từng rất danh tiếng, giờ đây chị ấy cũng đã cắt lìa khỏi mọi thứ có mối dây liên hệ với cuộc sống hiện đại này, kể cả internet và điện thoại di động.

Cuộc sống càng hiện đại của chúng ta hiện nay càng dẫn đến những hệ lụy khó tưởng tượng nổi. Tôi muốn nói tới một môi trường sống của chúng ta hiện nay. Tôi thường nói với các bạn bè tôi ở bên Mỹ và châu Âu rằng, Việt Nam có một cuộc sống mà tôi cho rằng thanh bình nhất và dễ chịu nhất có lẽ là thời niên thiếu của tôi: thời ông Ngô Đình Diệm. Thời đó cũng có thể đã diễn ra một số cuộc bắt bớ và “tình nghi” nhắm vào những người kháng chiến cũ nhưng tôi cho “diện” của nó không rộng lắm.

Chiến tranh lúc đó chưa lan ra tới mức: hàng ngàn tấn bom trút xuống đầu làng (nhạc Trịnh Công Sơn) như những năm về sau này. Cánh cò bay, ruộng lúa xanh trên những cánh đồng thẳng tắp, những dòng sông chảy qua những cánh đồng, những con cá rô đồng mập bởi được ăn những đòng đòng của mùa lúa Trì… với câu hát thanh bình văng vẳng đâu đây: đây phương Nam, đây ruộng Cà Mau no lành. Tôi đi học trên những con đường làng mát rượi bởi bóng của những cây tre và hàng dương liễu. Rau quả chưa bao giờ bị bón chất độc hóa học.

Đời sống và môi trường hiền hòa đó đã tạo nên người nông dân chân chất, những trí thức ít ỏi nhưng chân thật hết lòng phục vụ khoa học và người dân. Từ ông giáo làng đến cậu học trò tiểu học như tôi đều vô tư như ngọn gió trong lành. Một giai đoạn khác, tuy có diễn ra sai lầm trong hợp tác xã nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh sau năm 1975, lúc nước nhà vừa thống nhất. Đời sống bắt đầu các tín hiệu bất ổn, nhưng nó vẫn còn cái phần “chân chất” khác, con người không coi chức tước, chỗ ngồi là bằng mọi giá phải đạt được.

Con người không hãm hại nhau bằng mọi thủ đoạn. Bây giờ đến lúc người ta sử dụng những sáng chế, sáng tạo như máy tính, thiết bị di động kết nối mạng xã hội… đó là những tiến bộ tuyệt vời của nhân loại làm cho xã hội trở nên gần gũi và văn minh. Tuy nhiên, một số người đã dùng những phương tiện này như một công cụ cá nhân và biến nó trở thành chiến trường “đánh nhau” của phe nhóm; không những thế, còn lôi kéo một bộ phận xã hội vào những trò chơi vu khống và hãm hại người khác.

Ở các nước tiến bộ, có một nhà nước pháp quyền vững mạnh và nền tảng văn hóa vững chắc thì việc chống lại những “mạo danh”, những “mạo nhận” và việc làm “tổn thương công dân” sẽ bị loại bỏ. Nhưng một xã hội chưa có một nền “pháp trị” và nền dân chủ đủ mạnh thì những loại người đó tha hồ tác oai tác quái dựa vào những quyền lực và tiền bạc đen mà người ta đã “vơ vét” được. Môi trường không chỉ là sự hít thở không khí hằng ngày, không chỉ là một dòng sông bị nhiễm độc, luống rau đầy những hóa chất độc hại…

Môi trường còn là đời sống chính trị, đời sống tinh thần của đất nước, của người dân được giới cầm quyền “chính danh chính diện” trao đầy đủ quyền con người và quyền được sống trong một xã hội lương thiện. Tôi từng mơ xã hội Việt Nam ta, ra đường không có ai cướp bóc, trấn lột, về nhà tối ngủ khỏi cần khóa cổng. Giấc mơ của chúng tôi từ thời nhỏ tuổi đến khi chúng tôi hiểu biết và bắt đầu làm người lớn, chúng tôi hàng hàng lớp lớp người được học và đào tạo ở đô thị miền Nam và gia nhập vào hàng ngũ những người đấu tranh cho độc lập tự do, hòa bình, thịnh vượng và dân chủ của đất nước, chúng tôi đã từng rất hy vọng vào xã hội tương lai đó. Nhưng hy vọng đó đến nay thật thấy không dễ chút nào.
Môi trường nào cho Dân tộc và cho Đất nước chúng ta đây?

Nguyễn Công Khế/theo Duyên dáng Việt Nam

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Môi trường