Dù mới chỉ chính thức nhậm chức được khoảng 2 tháng, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã chiếm ưu thế một cách tuyệt đối trong hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng nhóm G20 vừa qua tại Đức, và sắp tới có thể sẽ là hệ thống thương mại toàn cầu.

Mới nhậm chức được 2 tháng, Donald Trump vẫn đủ sức khuynh đảo G20?

Nhàn Đàm | 22/03/2017, 11:11

Dù mới chỉ chính thức nhậm chức được khoảng 2 tháng, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã chiếm ưu thế một cách tuyệt đối trong hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng nhóm G20 vừa qua tại Đức, và sắp tới có thể sẽ là hệ thống thương mại toàn cầu.

Dù mới chỉ chính thức nhậm chức được khoảng 2 tháng, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã chiếm ưu thế một cách tuyệt đối trong hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng nhóm G20 vừa qua tại Đức. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của hầu hết các nền kinh tế lớn trong G20 như Liên minh châu Âu (EU), Australia và Trung Quốc về vấn đề thương mại quốc tế, Mỹ vẫn được xem là giữ tiếng nói chủ đạo tại hội nghị khi bản tuyên bố chung đã gần như nghiêng hẳn về quan điểm dù khá lạc lõng của Washington: không đưa ra một cam kết rõ ràng về bảo vệ tự do thương mại toàn cầu.

Người giữ vai trò chủ đạo trong việc điều khiển kết quả nàyđược xem là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin có vẻ như đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được ông Trump giao phó tại hội nghị, khi ông này lên tiếng yêu cầu về sự cần thiết xem xét lại các vấn đề thương mại toàn cầu chủ yếu theo hướng giảm những sự thiếu công bằng đặc biệt là về phần nước Mỹ đang phải gánh chịu.

Ông Mnuchin cảnh báo chính phủ mới của Mỹ sẽ có thể áp đặt các hạn chế đối với các đối tác thương mại kể cả là chủ chốt để đảm bảo sự công bằng và lợi ích phù hợp cho kinh tế Mỹ. Chính điều này được xem là nguyên nhândẫn đến những nội dung trong bản tuyên bố chung của hội nghị G20, khi thực tế là ngoài Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin ra thì gần như không có quan chức cấp cao của một nước nào khác bày tỏ quan điểm về điều chỉnh thương mại nói trên.

Mặc dù đây được xem là một kết quả không bình thường về mặt lịch sử, khi G20 luôn có xu hướng đưa ra các tuyên bố chung về đảm bảo thương mại tự do, nhưng nó đã chứng tỏ một thực tế vô cùng quan trọng: vị thế của Mỹ đối với phần còn lại của kinh tế thế giới. Với vai trò nền kinh tế số một toàn cầu,lại đang ở trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ và được xem như động lực chính kéo nền kinh tế thế giới hồi phục, tiếng nói của chính phủ Mỹ đang trở nên quan trọng và có ảnh hưởng hơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại. Điều này cho phép Washington có đủ khả năng để đưa ra 2 thay đổi quan trọng bậc nhất hiện nay.

Thứ nhất, chính phủ Mỹ có thể phá vỡ khuôn khổ của các vấn đề mang tính truyền thống. Trên khía cạnh quốc tế, đó là các quy tắc và hiệp định thương mại toàn cầu: chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đề xuất hủy bỏ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vốn có hiệu lực từ năm 1994 và đàm phán lại một thỏa thuận khác, xem xét đánh thuế lên mức 45% với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trên khía cạnh quốc nội, đó là việc hủy bỏ các chính sách quan trọng với xã hội: điển hình là chương trình Obamacare, đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp vốn được giữ nguyên trong suốt hàng thập kỷ qua…

Thứ hai, chính phủ Mỹ có thể áp đặt những tiêu chuẩn mớilên các đối tác. Việc Mỹ buộc tuyên bố chung của hội nghị G20 không đưa ra cam kết bảo vệ tự do thương mại như nó vẫn thường làm mới chỉ là sự khởi đầu. Sẽ không có gì bất ngờ nếu trong thời gian tới chính phủ của Tổng thống Donald Trump đưa ra những cách thức và tiêu chuẩn mới để định hình lại bức tranh thương mại toàn cầu theo hướng mà Mỹ muốn. Dù các tiêu chuẩn và quy tắc mới này có được phần còn lại chấp nhận và thực hiện hay không, thì ít nhất Washington cũng chứng tỏ tầm ảnh hưởng lớncủa mình thông qua việc chặn đứng các nỗ lực phản đối những gì mà nó muốn từ các cường quốc khác.

Trên hết, Mỹ hiện đang có những lợi thế đàm phán mới mà các quốc gia khác chưa kịp điều chỉnh. Bằng cách nhấn mạnh một cách rõ ràng và liên tục về vị thế “Nước Mỹ trước tiên” (America First) bao gồm cả kế hoạch ngân sách được trình lên Quốc hội trong tuần trước, chính phủ mới của Mỹ đã tạo ra một vị trí đàm phán rất rõ ràng. Hơn nữa, Washington biết rằng trong kịch bản xấu nhất nếu một cuộc chiến thương mại toàn cầu diễn ra, thì thiệt hại mà kinh tế Mỹ phải gánh chịu sẽ thấp hơn rất nhiều so với các nền kinh tế khác trên thế giới.

Nói cách khác, nếu như các nhà lãnh đạo khác vẫn đang hướng đến chiến lược win-win (hai bên cùng có lợi) trong đàm phán, thì ôngTrump lại đang hướng đến chiến lược lose-lose (cả hai bên cùng thiệt hại) – một chiến lược hiển nhiên là rất khó chịu nhưng lại đầy sức mạnh, buộc các đối thủ của Mỹ phải lựa chọn một kết quả thiệt hại ít hơn là một kết quả thiệt hại nhiều.

Điều này có thể là một sự thay đổi mang tính bước ngoặt, khi nó có thể sẽ khởi động một loạt các cuộc đàm phán mới về thương lượng song phương, khu vực và đa phương để duy trì quan hệ thương mại toàn cầu nhưng sẽ theo hướng điều chỉnh các quy định và thủ tục theo cách mà Mỹ yêu cầu. Đó có thể là một sự thay đổi lớn nhất trong hệ thống thương mại toàn cầu trong thế kỷ 21, nó đang được định hình và dẫn dắt bởi một người không hề có kinh nghiệm chính trường và mới nhậm chức Tổng thống Mỹ được khoảng 2 tháng.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mới nhậm chức được 2 tháng, Donald Trump vẫn đủ sức khuynh đảo G20?