Tính bình quân, mỗi ngày người dân mang thêm gần 1.772 tỉ đồng gửi vào ngân hàng.

Mỗi ngày, người dân mang hơn 1.700 tỉ đồng gửi vào ngân hàng

Tuyết Nhung | 21/08/2022, 20:32

Tính bình quân, mỗi ngày người dân mang thêm gần 1.772 tỉ đồng gửi vào ngân hàng.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thanh toán của Việt Nam đã được bổ sung thêm hơn 506.200 tỉ đồng sau 6 tháng đầu năm.

Cùng với xu hướng gia tăng của tổng phương tiện thanh toán, việc dịch COVID-19 được kiểm soát và lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng trên diện rộng từ đầu năm đã khiến dòng tiền gửi của người dân và các doanh nghiệp chảy vào kênh gửi ngân hàng.

Theo đó, đến cuối tháng 6, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tại hệ thống ngân hàng đạt gần 5,849 triệu tỉ đồng, tăng 3,61% so với đầu năm. Chỉ tính riêng tháng 6, số dư tiền gửi của nhóm khách hàng này đã tăng thêm gần 42.000 tỉ đồng.

Tính từ đầu năm đến nay, người dân đã mang tổng cộng gần 319.000 tỉ đồng gửi thêm vào hệ thống ngân hàng, tăng 6,02% so với đầu năm. Mức tăng số dư tiền gửi 6 tháng đầu năm nay đã cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 và cao hơn 30% so với năm 2020.

Như vậy, tính bình quân, mỗi ngày người dân mang thêm gần 1.772 tỉ đồng gửi vào ngân hàng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6, lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại các ngân hàng thương mại ở mức 3,3-3,6%/năm, tăng 0,1 điểm % so với cuối năm 2021. Tương tự, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng đạt 5,1-5,9%/năm, tăng 0,2 điểm %; kỳ hạn trên 12 tháng đến 24 tháng phổ biến ở mức 5,4-6,6%/năm, tăng 0,1 điểm % và tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng là 6,3-6,7%/năm, tăng 0,2 điểm %.

Giới chuyên gia nhận định việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng của người dân tăng nhanh vì đây vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả với nhiều người, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán có những biến động.

Các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản trầm lắng được cho là nguyên nhân khiến dòng tiền nhàn rỗi của người dân chảy mạnh vào ngân hàng. Các ngân hàng cũng tích cực nâng lãi suất huy động để thu hút người gửi tiền thời gian gần đây nhằm phục vụ cho nhu cầu tín dụng tăng cao. Bên cạnh đó, lạm phát tăng trở lại cũng khiến ngân hàng nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh.

Mặt khác, hoạt động thanh toán không tiền mặt ngày càng phát triển với nhiều hình thức thanh toán hiện đại, tiện lợi cũng khiến lượng tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng tăng vọt. Ở diễn biến ngược lại, tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại có xu hướng tăng chậm lại trong năm nay. Bởi khi nền kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trở lại, khiến nguồn tiền gửi tại ngân hàng ít đi.

Bài liên quan
Bệnh viện Hùng Vương đưa vào hoạt động ngân hàng sữa mẹ lớn nhất Việt Nam
Với công suất thanh trùng lên đến hơn 60 lít sữa mỗi ngày, ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương chính thức trở thành ngân hàng sữa mẹ lớn nhất Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỗi ngày, người dân mang hơn 1.700 tỉ đồng gửi vào ngân hàng