Năm 2018, “Searching” ra mắt và tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới. Phim không chỉ thành công về mặt doanh thu mà còn nhận vô số lời khen ngợi của khán giả lẫn giới phê bình nhờ cách làm phim độc đáo khi khám phá một vụ mất tích chỉ thông qua màn hình máy tính, điện thoại.

Missing: Khám phá vụ mất tích qua màn hình điện thoại

Tiểu Vũ | 29/11/2022, 12:14

Năm 2018, “Searching” ra mắt và tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới. Phim không chỉ thành công về mặt doanh thu mà còn nhận vô số lời khen ngợi của khán giả lẫn giới phê bình nhờ cách làm phim độc đáo khi khám phá một vụ mất tích chỉ thông qua màn hình máy tính, điện thoại.

Tiếp nối phong cách ấn tượng trên, phần hậu truyện độc lập mang tên Missing (Tựa Việt: Mất tích) là một câu chuyện hoàn toàn mới với quy mô và độ kịch tính lớn hơn nhiều lần.

Missing bắt đầu khi Grace (Nia Long) cùng bạn trai Kevin Lin (Ken Leung) đi du lịch Colombia. Sau vài ngày không liên lạc, cô con gái June (Storm Reid) bàng hoàng nhận ra mẹ mình đã mất tích một cách bí ẩn. Hết cách, June đành phải cố đăng nhập vào các tài khoản liên lạc hay mạng xã hội của mẹ để tìm manh mối.

Cô dần khám phá ra những bí mật đen tối mà Grace che giấu suốt bấy lâu. Hàng loạt câu hỏi ập xuống đầu cô gái trẻ. Những mối quan hệ xã hội của Grace là ai? Thân phận thật sự của Kevin là gì? Liệu gã có phải tội phạm và lên kế hoạch bắt cóc Grace?

5.jpg
“Missing” sử dụng phong cách screenlife từng vô cùng thành công với “Searching” - Ảnh: Chụp màn hình 

Searching là tác phẩm thành công nhất của thể loại phim screenlife. Đây vốn là một nhánh của found footage – thể loại phim nơi khán giả xem mọi thứ thông qua màn hình máy quay cầm tay của nhân vật. Trong khi đó, screenlife sẽ thể hiện mọi thứ thông qua webcam của điện thoại, máy vi tính hay các thước phim của camera an ninh. 

Screenlife mang đến cảm giác thân thuộc khi màn hình máy tính, điện thoại là thứ chúng ta nhìn vào mỗi ngày. Song, cũng chính vì thế mà bộ phim càng trở nên đáng sợ hơn khi những thứ gần gũi nhất hóa ra lại ẩn chứa bí mật kinh hoàng. Khán giả khi xem phim cũng phải tập trung vào những dòng chữ, tin nhắn hay thông báo nhỏ nhất trên màn ảnh. Nhiều tác phẩm đã thành công thuộc thể loại này gồm có Host (2020) hay Unfriended.

9.jpg
Khán giả phải chú ý từng chi tiết nhỏ nhất trên màn hình điện thoại hay máy tính - Ảnh: Chụp màn hình

Searching đã tận dụng tốt thế mạnh này và mang đến một câu chuyện hấp dẫn, cài cắm hàng loạt bí ẩn.

Missing chính là phiên bản nâng cấp của Searching khi xoay quanh một cô gái trẻ tìm mẹ thông qua internet. Thay vì là một người cha mù mờ công nghệ như phần trước, Ali biết cách sử dụng các thông tin cần thiết cho mục đích của mình. Song, cũng chính vì thế mà các nút thắt sẽ thêm phần kịch tính và bất ngờ.

Ekip từng làm nên thành công của Searching cũng sẽ trở lại trong Missing. Đạo diễn Aneesh Chaganty sẽ đóng vai trò sản xuất cùng Natalie Qasabian và Sev Ohanian. Trong khi đó, vị trí đạo diễn được dành cho bộ đôi Nick Johnson và Will Merrick – hai nhà dựng phim của tác phẩm tiền truyện.

Missing sắp khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc năm 2023.

Bài liên quan
'Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương' - Thước phim sống động về Sài Gòn xưa
“Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” tập hợp những bài viết của nhà báo Cù Mai Công về TP.HCM trong 2 thời kỳ: đô thành Sài Gòn phồn hoa trước năm 1975 và Gia Định thời “rừng rậm, đầm lầy, kinh rạch”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Missing: Khám phá vụ mất tích qua màn hình điện thoại