Trong lời giới thiệu sách 30/4/75 Sài Gòn - Sự kiện & Đối thoại, ông được gọi là "MC bất đắc dĩ" tại Đài phát thanh Sài Gòn - người mở lời cho Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng trong buổi trưa 30/4/1975.

'MC bất đắc dĩ' tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4

Một Thế Giới | 30/04/2015, 08:27

Trong lời giới thiệu sách 30/4/75 Sài Gòn - Sự kiện & Đối thoại, ông được gọi là "MC bất đắc dĩ" tại Đài phát thanh Sài Gòn - người mở lời cho Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng trong buổi trưa 30/4/1975.

Trước đó vài giờ, dòng chảy lịch sử đã biến KTS Nguyễn Hữu Thái trở thành một công dân Sài Gòn cùng cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập với anh bộ đội miền Bắc Bùi Quang Thận.
Nguyên là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, KTS Nguyễn Hữu Thái có mặt tại dinh Độc Lập từ sớm 30/4 như một đại diện của lực lượng trí thức yêu nước. Và, không chỉ thay mặt cho các sinh viên Sài Gòn để giới thiệu Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng, ông còn cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hát vang bài Nối vòng tay lớn trên Đài phát thanh.
"Sơn tự đến đài và anh em sinh viên biết mặt, đưa vào. Sau lời giới thiệu của ba (Nguyễn Hữu Thái), Sơn phát biểu và tự hát một bài…" - KTS Nguyễn Hữu Thái viết trong cuốn sách. Vài ngày sau, khi gặp lại một quân nhân Việt Nam Cộng hòa tại Sài Gòn, ông được nghe lời bộc bạch rất chân tình: "Tôi nghe Trịnh Công Sơn hát trên đài: Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay… nên mới dám ở lại. Chứ hát Từ Bắc vô Nam, tay cầm tiểu liên… thì binh nhì như tôi cũng cởi áo lội ra biển tìm đường sống rồi".
 MC bat dac di  tai Dai phat thanh Sai Gon ngay 30/4-hinh-anh-1
KTS Nguyễn Hữu Thái (ngoài cùng bên phải, cầm giấy) tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa 30/4/1975 
30/04/75 Sài Gòn - Sự kiện & đối thoại không thiếu những mẩu chuyện nhỏ nhưng đầy cảm xúc như vậy. Và cũng không thiếu lần, KTS Thái xưng "ba". Bởi, có tới một nửa cuốn sách được viết dưới dạng đối thoại giữa ông và 2 con - những đại diện của thế hệ trẻ. Thậm chí, nhóm tác giả của 30/04/75 Sài Gòn - Sự kiện & đối thoại cũng mang tên 4 người: KTS Thái, 2 con, và bà Trần Tuyết Hoa vợ ông - một trí thức yêu nước khác trong chế độ cũ.
Và, cũng bởi cách tiếp cận độc đáo ấy, những "góc nhỏ" của sự kiện 30/4 lần lượt hiện ra trước mắt người đọc một cách sinh động và thực tế. Ở đó, người ta có thể biết thêm về tâm trạng phức tạp của những người dân Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa, về điều kiện tác nghiệp của rất đông phóng viên quốc tế tại dinh Độc Lập, về phản ứng của từng nhân vật lịch sử có mặt tại đây trong giờ phút lịch sử ngày 30/4.
Ở nửa còn lại của cuốn sách là những ghi chép lấy từ ký ức của KTS Nguyễn Hữu Thái về Hòa thượng Thích Trí Quang, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Nguyễn Khoa Nam, chiến sĩ Bùi Văn Tùng, Bùi Quang Thận, Dân biểu Lý Quí Chung, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - và đặc biệt là Tổng thống Dương Văn Minh, người được ông tin vào thiện chí muốn gìn giữ hòa bình, tránh đổ thêm xương máu trong ngày thống nhất…
Khách quan - nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và tinh thần hoà hợp dân tộc, 30/04/75 Sài Gòn - Sự kiện & đối thoại là cái nhìn và ký ức của một trí thức Sài Gòn về ngày thống nhất lịch sử này. Sách do NXB Thế giới và Alpha Books phát hành với độ dày 160 trang và một số ảnh tư liệu.
Theo TTVH

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'MC bất đắc dĩ' tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4