Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí đã giảm đi đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới khi đại dịch COVID-19 diễn ra và sau khi các thành phố phát lệnh phong tỏa.

Mặt trái của COVID-19: Các thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong sạch hơn, thiên nhiên đang ‘hồi phục’

26/04/2020, 14:46

Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí đã giảm đi đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới khi đại dịch COVID-19 diễn ra và sau khi các thành phố phát lệnh phong tỏa.

Thành phố Los Angeles của Mỹ trước và sau lệnh phong tỏa vì đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã lấy đi biết bao sinh mạng người, hàng triệu người đang bị nhiễm bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Thế giới đang bị đảo lộn thế nhưng không thể phủ nhận rằng đại dịch này có tác động tích cực đến môi trường và các vấn đề về ô nhiễm.

Theo CNN, Cơ quan Quản lý An ninh Vận tải (Mỹ) báo cáo du lịch hàng không giảm 96%, trong khi Giám đốc điều hành Allstate - Thomas Wilson nói với CNBC rằng số ôtô tham gia giao thông giảm 35-50%, tùy mỗi tiểu bang tại Mỹ.

Vào tháng 3, L.A Metro đã chứng kiến ​​sự sụt giảm 33% tổng lưu lượng xe và giảm 20% lưu lượng xe tải sau lệnh phong tỏa. Cũng vào tháng 3, thành phố Los Angeles của Mỹ đã chứng kiến ​​không khí sạch nhất kéo dài ít nhất kể từ năm 1980 đối với ozone và chất hạt mịn (PM 2.5), theo SCAQMD.

Hay như Ấn Độ, một quốc gia luôn chật vật với vấn đề ô nhiễm môi trường trong nhiều năm qua. Ấn Độ có đến 21 thành phố trong tổng số 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. New Delhi, thủ đô Ấn Độ, từ lâu đã nổi tiếng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất hành tinh, với nồng độ các hạt mịn PM 2.5 có hại từng chạm mức kỷ lục nguy hiểm 743 microgram/m3, trong khi ngưỡng quy chuẩn an toàn về chỉ số PM2.5 được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra là dưới 25 microgram/m3, thế nhưng, khi lệnh phong tỏa khi COVID-19 diễn ra, các phương tiện không còn lưu thông, thì môi trường ô nhiễm đã được cải thiện đáng kể, các chỉ số thu về ấn tượng: bụi mịn PM 2.5 đã giảm khoảng 70% trong một tuần.

Tại quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc cũng ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí giảm đi 25%.

Sau đây là một số hình ảnh chứng minh trước và sau khi đại dịch COVID-19 diễn ra đã tác động tích cực đến thiên nhiên như thế nào.

Ấn Độ

New Delhi, Ấn Độ, nhìn từ sông Yamuna vào ngày 21.3.2018 Ảnh: Adnan Abidi / Reuters.

Bầu không khí New Delhi trở nên quang đãng trở lại sau nhiều thập kỷ. Ảnh cũng chụp từ sông Yamuna vào ngày 8.4.2020, sau 21 ngày phong tỏa. Ảnh: AdNam Abidi / Reuters.

Tượng đài tượng niệm chiến tranh ở Ấn Độ vào ngày 17.10.2019. Ảnh: Anushree Fadnavis/ Adnan Abidi / Reuters.

Ảnh sau được chụp vào ngày 8.4.2020, sau 21 ngày đất nước có 1,3 tỷ dân bị phong tỏa. Ảnh: Anushree Fadnavis / Adnan Abidi / Reuters

Trước đó thành phố này luôn chìm trong khói bụi mịt mờ

New Delhi trong sạch hơn khi con người ở trong nhà, xe cộ không còn lưu thông. Có lẽ đây là những hình ảnh hiếm hoi ở Ấn Độ và chỉ xảy ra trong những ngày quốc gia này đang thực hiện lệnh phong tỏa các thành phố. Ngay cả một số vùng ở Ấn Độ đã nhìn thấy dãy Himalaya lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Ảnh: Anushree Fadnavis / Adnan Abidi / Reuters

Los Angeles, bang , California, Mỹ

Thành phố thiên thần của Mỹ nổi tiếng với hai điều: khói và giao thông khiến không khí lúc nào cũng trong tình trạng ô nhiễm. Ảnh: David McNew / Getty

Khi COVID-19 diễn ra, thì vào tháng 3, thành phố này trở nên trong sạch hơn, kể từ năm 1995 đến giờ. Trong ảnh là dãy núi San Gabriel hiện ra rõ rệt vào ngày 14.4.2020. Ảnh: David McNew / Getty

Venice, Ý

Kênh đào Grand ở Venice ngày 6.1.2018 với hình ảnh dòng nước đục ngầu. Ảnh: Manuel Silvestri / Reuters

Kênh đào Grand được chụp vào ngày 17.4. 2020 với làn nước trong có thể nhìn tận đáy. Ảnh: Manuel Silvestri / Reuters.

Trong clip là sứa đang bơi lội và người dân Venice có thể "chiêm ngưỡng" cuộc sống của những sinh vật biển đang diễn ra thế nào trong những ngày nước Ý đang phong tỏa.

Milan, Ý

Dù là một trong những thành phố thời trang lừng lẫy thế nhưng Milan từng đứng trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất châu Âu vào năm 2008. Ảnh chụp Milan, Ý hồi đầu năm nay, 2020. Ảnh: Flavio Lo Scalzo / Reuters.

Sau lệnh phong tỏa, không khí trong sạch hẳn ở Milan. Ảnh chụp ngày 17.4.2020. Ảnh: Flavio Lo Scalzo / Reuters.

Jakarta, Indonesia

Jakarta cũng là “thủ phủ” ô nhiễm môi trường. Ảnh chụp vào tháng 7.2019. Ảnh: Willy Kurniawan / Reuters.

Môi trường được cải thiện đáng kể khi các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa diễn ra. Trong ảnh là Jakarta vào ngày 16.4.2020. Ảnh: Willy Kurniawan / Reuters.

Islamabad, Pakistan

Sự gia tăng xe hơi và các nhà máy thép khiến môi trường Islamabad, Pakistan trở nên tồi tệ. Ảnh chụp từ Daman-e-Koh ở Islamabad, Pakistan, vào ngày 3.8.2017. Ảnh: Faisal Mahmood / Saiyna Bashir / Reuters.

Thế nhưng khi lệnh phong tỏa diễn ra để tránh ảnh hưởng COVID-19, thành phố đã dần hiện ra. Ảnh chụp vào ngày 20.4.2020. Ảnh: Faisal Mahmood / Saiyna Bashir / Reuters.

Minh An

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mặt trái của COVID-19: Các thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong sạch hơn, thiên nhiên đang ‘hồi phục’