Về mở cửa du lịch, PGS-TS Trần Đắc Phu cho rằng cần ““dĩ bất biến ứng vạn biến", tuỳ theo tình hình mà xử lý linh hoạt, nới lỏng nhưng vẫn dự phòng rủi ro, chúng ta sẽ mạnh dạn mở cửa ngày 15.3 tới đây”.

Mạnh dạn mở cửa du lịch để phục hồi kinh tế

Lam Thanh | 11/03/2022, 11:57

Về mở cửa du lịch, PGS-TS Trần Đắc Phu cho rằng cần ““dĩ bất biến ứng vạn biến", tuỳ theo tình hình mà xử lý linh hoạt, nới lỏng nhưng vẫn dự phòng rủi ro, chúng ta sẽ mạnh dạn mở cửa ngày 15.3 tới đây”.

Tại diễn đàn “Luồng xanh cho du lịch cất cánh” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 11.3, bà Phan Thị Minh Giang, Trợ lý Cục trưởng, Trưởng phòng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết, với kết quả nổi bật trong chiến dịch tiêm chủng và ngoại giao vắc xin, Việt nam có cơ sở để chuyển sang chính sách thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

“Với tinh thần Nghị quyết 128, Chính phủ đã có những điều chỉnh về chính sách thị thực và kiểm tra y tế sau nhập cảnh theo hướng nới lỏng. Những điều chỉnh đó đã tạo tiền đề tốt cho việc mở cửa đi lại trong thời gian tới”, bà Giang nói.

du-lich.jpg
Bà Phan Thị Minh Giang, Trợ lý Cục trưởng, Trưởng phòng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phát biểu

Bà Giang cho hay cuối năm 2021, Việt Nam đã giảm thời gian cách ly y tế tập trung từ 14 ngày xuống 7 ngày đối với những người có hộ chiếu vắc xin hoặc kết quả PCR âm tính; cho phép cá nhân mang thị thực người Việt Nam định cư ở nước ngoài và nhân thân mang giấy miễn thị thực còn giá trị nhập cảnh vào Việt Nam.

Ngoài ra, từ 1.1.2022, quy định về cách ly đã được nới lỏng hoàn toàn đối với những người có hộ chiếu vắc xin theo dõi tại nhà 3 ngày; những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều chỉ cách ly tại nhà 7 ngày.

Theo bà Giang, Bộ Ngoại giao đã đề xuất những phương án đề xuất, tập trung vào những điểm chính, bao gồm để thực sự mở cửa đón khách quốc tế, cần áp dụng quy trình cấp thị thực, giấy miễn thị thực theo đúng quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

“Các yêu cầu cách ly sau nhập cảnh kiến nghị xem xét bãi bỏ, không hạn chế theo mục đích nhập cảnh. Hiện nay Việt Nam đã điều chỉnh về chính sách nhập cảnh theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhưng vẫn bị giới hạn và chưa hoàn toàn triển khai theo đúng Luật Nhập cảnh. Do đó, từ góc độ của Bộ Ngoại giao, Chính phủ cần xem xét áp dụng trở lại theo quy định Luật hiện hành”, bà Giang nói và cho biết đến thời điểm hiện tại, các biện pháp phòng chống dịch của Việt Nam đều nằm trong tầm kiểm soát.

Theo bà Giang, tất cả các lĩnh vực cần kết hợp chặt chẽ, mục tiêu là đảm bảo phòng chống dịch nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội mới để phục phồi, phát triển kinh tế; đặc biệt là khi du lịch đóng góp một phần không nhỏ trong tiến trình này.

Bà Giang cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần thực hiện các bước mở cửa lại du lịch với kỳ vọng mang lại bước phát triển mới trong ngành, phù hợp với tinh thần vừa phát triển nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch.

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, làm sao phải mở cửa thích ứng an toàn, kiểm soát dịch bệnh đảm bảo được sức khoẻ người dân và cả vấn đề an sinh.

du-lich-3.jpg
PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phát biểu

Riêng ngành du lịch, PGS-TS Trần Đắc Phu đánh giá, ngành du lịch có đặc điểm phức tạp vì liên quan tới nhiều nơi, nhiều tình huống, nhiều môi trường khác nhau (ngoài trời, phòng kín…). Đồng thời tiếp xúc nhiều nhóm người lạ khác nhau, liên quan tới nhiều ngành, nhiều đơn vị, nhiều địa phương.

Do đó, chính sách phòng bệnh đặc thù cũng cần áp dụng linh hoạt cho từng hoạt động. Cần mở cửa đồng bộ nhưng phòng bệnh cũng phải đồng bộ. Chỉ đạo hướng dẫn đồng bộ nếu mỗi địa phương làm một kiểu du khách không biết thực hiện như thế nào; khuyến khích du lịch khép kín, theo nhóm…

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế nhấn mạnh cần sự phối hợp giữa quản lý tour, địa phương, quản lý địa điểm du lịch, y tế, chính quyền địa phương. Không lạm dụng đánh giá F1, cách ly theo quy định. Ngoài ra, cần có hướng dẫn chung toàn ngành, toàn quốc, tránh mỗi nơi làm một kiểu, truyền thông phổ biến cho khách nắm được quy định, biên soạn cẩm nang, tờ rơi hướng dẫn.

“Dĩ bất biến ứng vạn biến", tuỳ theo tình hình xử lý linh hoạt và nới lỏng nhưng vẫn dự phòng đồng bộ, bỏ các biện pháp cách ly nhưng vẫn phải đánh giá rủi ro. Mong rằng trên cơ sở khoa học và thực tiễn này để thống nhất cách làm thông thoáng hơn. Chúng ta cũng mạnh dạn mở cửa ngày 15.3 tới đây”, PGS-TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết thời gian tới, xác định ngoài khách du lịch quốc tế, Hà Nội sẽ chú trọng tới khách du lịch nội địa bởi tiềm năng rất lớn với hơn 100 triệu dân.

“Hiện Hà Nội cũng đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 99%, các ca nhiễm COVID cũng ơ thể nhẹ nhưng cũng gây tâm lý ảnh hưởng tâm ý khách du lịch nên chúng tôi cũng phải có những biện pháp ổn định tâm lý cho du khách”, ông Minh nói.

du-lich-2.jpg
Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nói

Để chuẩn bị cho việc mở cửa sắp tới, ông Minh cho biết Hà Nội tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2022” với chuỗi sự kiện hưởng ứng năm du lịch quốc gia. Các chương trình cụ thể như: Lễ hội quà tặng, Lễ hội áo dài, các sản phẩm hỗ trợ du lịch; du lịch khinh khí cầu tại vườn nhãn…

Về nguồn nhân lực, theo ông Minh, trong hơn 2 năm dịch bệnh, người lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch cơ bản chuyển sang lĩnh vực khác, hoạt động du lịch không có nên nghiệp vụ của người lao đông bị mai một. Do đó, thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động trong lĩnh vực du lịch, để từ đó, nâng cao, thu hút nguồn lao động trở lại.

Ông Minh cũng cho biết ngành du lịch Hà Nội sẽ triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số, công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá, bởi COVID-19 khiến tất cả phải tìm hướng đi mới và việc tập trung vào công nghệ là cần thiết.

Bài liên quan
Du lịch TP.HCM thu về hơn 173.500 tỉ đồng trong 11 tháng năm 2024
Sở Du lịch TP.HCM vừa có báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu về du lịch TP.HCM tháng 11 và 11 tháng năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mạnh dạn mở cửa du lịch để phục hồi kinh tế