Phương tiện truyền thông xã hội đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay khi kênh truyền thông mở này đang khuếch đại các quan điểm trái ngược với chuẩn mực và những thành kiến chính trị.

Mạng xã hội ảnh hưởng như thế nào đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

30/09/2016, 13:17

Phương tiện truyền thông xã hội đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay khi kênh truyền thông mở này đang khuếch đại các quan điểm trái ngược với chuẩn mực và những thành kiến chính trị.

Mạng xã hội đang là một kênh quan trọng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2016

Sau khi hai ứng viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump thực hiện cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên, hàng loạt những ý kiến và lời lăng mạ của người dùng mạng xã hội đã được đăng tải trên Facebook, Twitter và những trang mạng xã hội khác.

Phần lớn các luận điểm chính trị của hai ứng viên tranh chức Tổng thống Mỹ hiện tại lại bắt nguồn từ mạng xã hội, với những thông điệp được khuếch đại thường là những lời nói lăng mạ và sai lạc.

Cuộc bầu cử năm 2016, không phải là lần đầu tiên mạng xã hội biến thành công cụ chính trị, nhưng nó cho thấy sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với cử tri Mỹ. Cả hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump đều sử dụng những trang mạng xã hội riêng, được điều hành bởi đội ngũ chuyên gia tranh cử của họ.

Mạng xã hội liên kết người có cùng chí hướng

Mạng xã hội không chỉ là nơi cung cấp thông tin thông thường, nó còn định hình cả một cộng đồng mạng có cùng chí hướng, sở thích, tư tưởng gần giống nhau. Phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò như một chất keo để "dán chặt" những người cùng chí hướng với nhau.

"Nghiên cứu cho thấy người ta thật sự muốn viết những thông tin xác thực. Họ không chỉ muốn biết chuyện gì đã xảy ra, họ muốn có ý kiến và tìm những người cùng chí hướng để biết được quan điểm của mình là đúng. Điều này không có nghĩa là người ta sẽ không thay đổi quan điểm của mình, nhưng họ sẽ cảm thấy tốt hơn nếu có người ủng hộ ý kiến của mình", ông Heren North tại Đại học Nam California (USC) cho biết.

Vincent Raynauld, trợ lý giáo sư trong các nghiên cứu truyền thông tại trường Đại học Emerson ở Boston thì nhấn mạnh rằng nhiều người tìm thấy "sự đồng thuận" trong quan điểm chính trị của mình trên mạng xã hội.

"Dù phương tiện truyền thông xã hội cho phép người dùng tiếp cận được quan điểm đa chiều hơn, nhưng người ta có xu hướng xem những nội dung làm gia tăng quan điểm chính trị của họ hơn", ông Raynauld nói.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu xã hội Pew, 35% người từ 18-29 tuổi nói rằng thông tin từ mạng xã hội là nguồn tin hữu ích nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay. "Mạng xã hội đang dần trở thành công cụ chính trị, khi mà thế hệ lớn tuổi hơn vẫn đang dựa vào các phương tiện truyền thông truyền thống", ông Raynauld nhận định.

Truyền thông xã hội phản ánh "sự xấu xí" của các cử tri Mỹ

Theo Brian Solis, chuyên gia phân tích tại Công ty Altimeter thì phương tiện truyền thông xã hội đang cho phép mọi người sắp xếp và loan báo những thông tin mà họ thích, điều này có thể dẫn đến truyền đạt những thông tin thiếu hiểu biết của người dùng mạng. Nhiều thông tin không thể phân biệt được những quyền dân sự hợp lý trên mạng xã hội, là nguyên nhân chính dẫn đến điều này, theo ông Solis.

"Chúng ta đang sử dụng các mạng xã hội như là một cách áp đặt quan điểm của chúng ta vào cộng đồng và đây là hành động gây chia rẽ và không hiệu quả", ông Solis nói.

Ngay lập tức, chiến dịch tranh cử của bà Clinton và ông Trump đã nhận ra điều này từ lâu và ra sức dùng truyền thông xã hội để củng cố số lượng cử tri ủng hộ mình, thông qua hàng loạt các thông điệp trên các kênh mạng xã hội của họ.

"Họ mở ra một khu vực với nhiều cử tri ủng hộ hơn chỉ cần thông qua mạng xã hội. Ngay cả những người không dùng mạng xã hội cũng cảm thấy những áp lực này", Dave Marinaccio, CEO và là người đồng sáng lập công ty truyền thông tiếp thị LMO nói.

Truyền thông xã hội phản ánh mặt trái của xã hội Mỹ

Những thông điệp trên truyền thông xã hội được chia sẻ thường "thú vị hơn, mang tính giải trí hơn và hấp dẫn hơn so với những thông tin không được ai chọn để chia sẻ", ông North nói.

Ngày nay, phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành "bục phát biểu cho những thông tin chính trị xấu xa" vì người dùng có thể gõ bàn phím theo ý thích, theo ông Solis. "Nó sẽ tạo ra những mặt tối khi nhiều người trên mạng thích nói gì thì nói... mà không thèm nghĩ đến những tác động mà thông điệp đó sẽ gây ra trên thực tế", ông Solis nhấn mạnh.

"Chúng ta đang không cư xử như người trưởng thành (không có trách nhiệm trước các phát ngôn của mình) và chúng ta là những người sẽ quyết định ở đất nước này. Chúng ta sẽ bỏ phiếu vì tương lai con em của chúng ta và hành vi của chúng ta trên mạng hiện tại là vô cùng ích kỷ", ông Solis cảnh tỉnh dân mạng Mỹ.

Thiên Hà (theo Network World)

Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden
Nhân chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro (Brazil), chiều 18.11 giờ địa phương (sáng nay 19.11 giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mạng xã hội ảnh hưởng như thế nào đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ