Nghi lễ cúng ông Công ông Táo ở ba miền Bắc, Trung, Nam có những nét rất khác nhau, đặc biệt là trong cách chuẩn bị mâm cỗ.

Mâm cỗ cúng ông Táo 3 miền có gì?

Một Thế Giới | 01/02/2016, 09:48

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo ở ba miền Bắc, Trung, Nam có những nét rất khác nhau, đặc biệt là trong cách chuẩn bị mâm cỗ.

>>Clip cô gái xinh bị bạn trai lấy hết váy vì mặc hở hang

>>Lương 100 triệu/tháng chưa chắc bạn dám làm việc này

>>Phát hiện bí mật động trời của bạn trai qua ảnh chụp iPhone 6 bị vỡ

>>Cô dâu Tiền Giang nhảy sexy trong ngày cưới, nhà trai hết hồn

>>5 clip hot nhất ngày trên Facebook: Cô gái vừa xăm kín lưng vừa chơi game

>>Quái vật hóa vẹt lạ sau nửa năm nuôi dưỡng

Ở miền Bắc

Người Bắc thường cúng ông Công, ông Táo khá sớm. Từ khoảng ngày 20 tháng Chạp, các gia đình đã lục tục làm lễ và muộn nhất là trước 13 giờ ngày 23 tháng Chạp. Bởi quan niệm sau giờ đó thì ông Công, ông Táo phải bay về trời, không còn ở dương gian nữa.

Ngoài vàng mã và cá chép, nhiều nơi cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên trời tâu bày cho ngọt giọng.

Mam co cung ong Tao
Mâm cúng ông Táo ở miền Bắc.

Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ và hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao, thay bộ mới vào bếp và thay bộ mũ trên bàn thờ.

Mam co cung ong Tao
Bộ mũ, hia.

Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng bao sái các bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương, ban thờ sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới. Nhiều nơi còn bày cỗ cúng gia tiên và đây cũng là dịp để con cháu về đoàn tụ vui vẻ, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của năm vừa qua.

Ở miền Trung

Người miền Trung cũng cúng ông Công, ông Táo nhưng phong tục lại khác so với người miền Bắc. Họ vừa thờ Táo Quân trên Trang ông, vừa thờ trên bàn thờ bếp. Vào tối 30, mùng 1 và ngày rằm, gia chủ đều dâng hoa quả hay thắp nén nhang trên bàn thờ, còn ngày thường thì phải thắp đèn dầu trong bếp, người phụ nữ trong nhà có trách nhiệm giữ sạch sẽ và yên tĩnh nơi bếp núc.

Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo quân sẽ lên thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Sau khi cúng xong, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đó, họ sẽ rước tượng ba ông Táo mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.

Người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng ngày 23. Lễ cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới. Điều đặc biệt là người Huế khi cúng lễ gì trong nhà cũng khấn vái để mời Thần bếp về chứng giám.

Ở miền Nam

Người Sài Gòn lại thường cúng ông Táo về buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ. Người Sài Gòn quan niệm rằng vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã ăn cơm xong, không còn nấu nướng và dùng đến bếp nữa thì mới được tiễn ông Táo lên đường gặp Ngọc Hoàng. 

Do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên mâm cúng của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những món chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

Mam co cung ong Tao
Mâm cúng ông Táo đơn giản thường gặp ở miền Nam.

“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không làm có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi, hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.

Thời nay, các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên. Đa số các món trong mâm cúng như bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước, thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.

>>Nữ DJ chân dài, vòng eo con kiến đẹp hút hồn

>>“Uống bia ép nhau say xỉn, gây tai nạn là hạ đẳng, thua kẻ ăn trộm“

>>Hường Hanna quay clip nóng do thiếu tiền, sang Mỹ tránh bão dư luận?

>>Vẻ đẹp của hot girl bồi bàn khiến dân mạng dậy sóng
>>Bị bạn gái chửi, đánh và đập bể iPhone 6 vì mê chơi game

>>Lộ hàng loạt clip nóng được cho của Hường Hanna?


B.T (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mâm cỗ cúng ông Táo 3 miền có gì?