Trang Straits Times dẫn lời chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Malaysia (MSIA) Wong Siew Hai cho biết ngành này cần thêm đến 60.000 kỹ sư, bên cạnh nguồn nhân lực hiện có khoảng 90.000 người.
Khoa học - công nghệ

Malaysia cần 60.000 kỹ sư cho ngành chip

Cẩm Bình 16/09/2024 20:15

Trang Straits Times dẫn lời chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Malaysia (MSIA) Wong Siew Hai cho biết ngành này cần thêm đến 60.000 kỹ sư, bên cạnh nguồn nhân lực hiện có khoảng 90.000 người.

15 năm trước, Salleh Ahmad tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư vi điện tử của ESIEE Paris (trường kỹ thuật hàng đầu nước Pháp) và muốn thiết kế vi mạch dùng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Tuy nhiên, Ahmad không tìm được công việc nào phù hợp với trình độ của mình tại quê nhà Malaysia nên ở lại làm việc cho đơn vị nghiên cứu Laboratoire de l’Accélérateur Linéaire. Đến năm 2012, ông chuyển sang công ty sản xuất vi mạch Weeroc để xây dựng sự nghiệp trong lúc học tiến sĩ kỹ thuật vi mô vật lý hàng không tại Đại học Paris-Sud.

Giờ đây tiến sĩ Ahmad trở về quê hương với tư cách giám đốc công nghệ Weeroc, được giao nhiệm vụ lập văn phòng ở Công viên Thiết kế IC Selangor. Nơi đây nằm trên địa bàn vùng Puchong, cách Kuala Lumpur 20km về phía nam, đóng vai trò dẫn dắt tham vọng nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị chip của Malaysia.

“Malaysia là lựa chọn tốt vì triển vọng ngành tươi sáng, chính phủ đưa ra nhiều ưu đãi và chi phí hoạt động thấp”, theo tiến sĩ Ahmad.

Năm 2022, Weeroc trúng thầu dự án chế tạo vi mạch cho nền tảng vệ tinh viễn thông châu Âu hợp tác với công ty Quốc phòng và Vũ trụ Airbus (một bộ phận của tập đoàn Airbus). Đội ngũ ở Malaysia sẽ tham gia dự án.

Tiến sĩ Ahmad là một trong số nhân tài về nước góp sức cho tham vọng của Malaysia. Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Malaysia (MSIA) Wong Siew Hai cho biết ngành này cần thêm đến 60.000 kỹ sư, bên cạnh nguồn nhân lực hiện có khoảng 90.000 người.

screenshot-2024-09-16-194303.png
Malaysia nỗ lực hiện thực hóa tham vọng nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị chip - Ảnh: Straits Times

Tham vọng nâng cao vị thế dựa trên kế hoạch thu hút - đào tạo nhân tài bằng 3 phương thức chính: tuyển dụng, giữ chân, khuyến khích hồi hương. Nhân tài là chìa khóa thúc đẩy ngành chip trị giá 575,45 tỷ ringgit - chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu - phát triển. Malaysia đặt mục tiêu đến năm 2030 giá trị ngành đạt 1.200 tỷ ringgit, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.

Một số tên tuổi lớn như Intel, Infineon đã hiện diện tại trung tâm bán dẫn Penang. Nhưng Kuala Lumpur quyết chuyển đổi từ cung cấp dịch vụ thử nghiệm và đóng gói sang sản xuất chất lượng cao và thiết kế.

Theo quan chức bang Selangor Ng Sze Han, Công viên Thiết kế IC vừa chính thức mở cửa vào tháng 8 là trung tâm thiết kế chip tích hợp lớn nhất Đông Nam Á. Hiện đã có 60 mặt bằng được thuê và các đơn vị tại đây cần đến 400 kỹ sư địa phương. Đặc biệt có 5 công dân Malaysia từng làm việc ở Công viên Công nghệ Tân Trúc (Đài Loan, Trung Quốc) về nước giữ vai trò cố vấn với tư cách kỹ sư thiết kế IC cấp cao.

Ngoài môi trường làm việc phù hợp, Công viên Thiết kế IC còn đem đến mức lương hấp dẫn 6.000 ringgit/tháng - cao hơn mức lương trung bình cả nước là 2.600 ringgit (quý 3/2023). Tại Đài Loan và Pháp, kỹ sư mới có thể được hưởng lương tương đương 9.000 ringgit và 17.000 ringgit, nhưng họ phải có bằng thạc sĩ.

Ông Ng Sze Han nhấn mạnh, so với các nước khác như Singapore, Malaysia sở hữu lợi thế chi phí hoạt động thấp hơn, chất lượng sống tốt hơn. Ngành chip nước này hưởng lợi khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thúc đẩy nhiều “ông lớn” công nghệ chuyển hoạt động cùng nhân lực sang Đông Nam Á.

Nhờ lập cơ sở ở Selangor, MaiStorage (công ty con của đơn vị thiết kế chip Phison Electronics tại Đài Loan) có thể thúc đẩy lao động sang Malaysia làm việc. Đồng sáng lập Pua Khein Seng cho biết: “Có hơn 100 kỹ sư người Malaysia làm việc tại Đài Loan muốn trở về quê hương. Tôi tin Malaysia thuận tiện hơn dù sản lượng không bằng”. Ông ước tính MaiStorage sẽ cần ít nhất 500 kỹ sư nếu ngành chip Malaysia phát triển.

Quan chức Penang Chow Kon Yeow tin tưởng bang này đủ sức thu hút và giữ chân nhân tài: “28 trên tổng số 30 đơn vị thiết kế IC tại Malaysia đặt trụ sở ở Penang. Nguồn nhân tài đã có sẵn, đặc biệt thành phố Georgetown trên địa bàn còn khởi động một sáng kiến thu hút, tuyển dụng và nâng cao kỹ năng cho nhân tài quan trọng”.

Theo chủ tịch Wong, 50 năm qua ngành chip nước này đã xây dựng nên hệ sinh thái đủ mạnh mẽ để giữ chân nhân tài. Đó là đãi ngộ tốt, triển vọng công việc vững chắc và đảm bảo cân bằng giữa công việc với cuộc sống.

Bài liên quan
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Malaysia cần 60.000 kỹ sư cho ngành chip