Công ty Mai Linh đã có văn bản gửi Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam về những khó khăn tài chính, cũng như sự cạnh tranh không công bằng của Uber, Grab.

Mai Linh 'cầu cứu' Quốc hội, Bộ Tài chính vì nợ nần

Trí Lâm | 17/01/2018, 15:32

Công ty Mai Linh đã có văn bản gửi Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam về những khó khăn tài chính, cũng như sự cạnh tranh không công bằng của Uber, Grab.

Trong văn bản, Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh cho biết mặc dù đã tìm giải pháp huy động mọi nguồn lực để chi trả các khoản nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và vốn vay cá nhân nhưng vẫn chưađảm bảo được tài chính để có thể duy trì hoạt động kinh doanh hằng ngày.

Bên cạnh đó, Công tyđang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt không công bằng của Uber, Grab. Cụ thể là điều kiện kinh doanh giữa taxi truyền thống và Uber, Grab gây ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch hoạt động của Công ty. Doanh thu hoạt động kinh doanh của Mai Linh giảm khoảng 30% so với các năm chưa có Uber, Grab.

Mai Linh khẳng định, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì thời gian tới họ sẽ mất khả năng thanh toán do nguồn thu không thể trả kịp cho các khoản nợ đến hạn, quá hạn và các khoản nợ đọng nghĩa vụ thuế và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cùng các khoản tiền phạt do nộp chậm.

Theo hãng taxi truyền thống này thìtính đến 31.10.2017, số nợ đọng nghĩa vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là hơn 180 tỉ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 150 tỉ đồng, lãi chậm nộp gần 77 tỉ đồng.

Do đó, doanh nghiệpkiến nghị được miễn tính lãi phát sinh trên số cũ (trên 150 tỉ đồng); cho từng công ty trong hệ thống đượcnghĩa vụ trả nợ gốc trong 20 thángtừ năm 2018, mỗi năm 6 tỉ đồng và miễn nghĩa vụ phạt nộp chậm.

Trong quá trình trả nợ gốc, Công ty mong Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét khoanh nợ, giảm nợ để đơn vị vượt qua khó khăn có điều kiện trả nợ gốc cho bảo hiểm xã hội và đảm bảo công việc cho 24.000 lao động.

Cách nay không lâu, Hiệp hội Taxi TP.HCM cũng gửi văn bản kêu cứu và đề nghị Nhà nước sớm có giải pháp cứu nguy cơ phá sản của doanh nghiệp taxi truyền thống. Hiệp hội cho rằng quá trình thí điểm Uber, Grab bộc lộ sự bất cập, bất công về mặt chính sách với taxi. Bộ GTVT đã và đang tạo một “chợ riêng”, “sân chơi riêng”, giống như một “cơ chế thương mại độc quyền” cho Grab, Uber. Theo đó, sự bất công và thiếu công bằng về mặt chính sách, "một bên trói, một bên mở" đã đẩy các hãng taxi phá sản.

Mới đây, các hiệp hội taxi tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM cũng đồng loạt kêu cứu Bộ GTVT và cho rằng, ngày 29.12.2017, Bộ GTVT đã có công văn gửi Thủ tướngvới nội dung và đề xuất đi ngược lại tinh thần chỉ đạo trước đó. Bộ vẫn bảo vệ quan điểm là xe hợp đồng điện tử được lồng ghép vào xe hợp đồng. Trong dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CPthì kiến nghị hợp thức hóa việc triển khai Grab, Uber tại một số tỉnh, thành phố ngoài phạm vi 5 địa phương thí điểm.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Mai Linh 6 tháng đầu năm 2017 do Deloitte kiểm toán, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt 1.730 tỉ đồng, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Về cơ cấu doanh thu, dịch vụ taxi đạt 1.436 tỉ đồng, tiếp đến là dịch vụ bán xe đạt 58 tỉđồng, còn lại là từ các dịch vụ khác như cho thuê thương hiệu, dịch vụ xe cho thuê, quảng cáo… và Mai Linh lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 47,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2017 doanh nghiệp này vẫn ghi nhận lãi 20 tỉ đồng do khoản lợi nhuận khác (tiền thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và thu khác) đạt hơn 76 tỉ đồng.

Tính đến hết ngày 30.6, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp âm 795 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ là 1.016 tỉ đồng. Tổng nợ phải trả là 4.781 tỉ đồng, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu đã lên đến 8,3 lần. Khoản nợ vay ngắn hạn là 2.612 tỉ đồng; khoản vay dài hạn là 2.169 tỉ đồng. Nợ phải trả ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 1.349 tỉ đồng, tức vốn lưu động âm 1.263 tỉ đồng.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mai Linh 'cầu cứu' Quốc hội, Bộ Tài chính vì nợ nần