Khi bị bệnh chúng ta thường hay buồn ngủ, mất cảm giác ăn ngon miệng, ngại di chuyển. Điều duy nhất mà người trong trạng thái đau ốm mong muốn đó là một giấc ngủ. Theo Daily Mail, một nghiên cứu mới do các nhà khoa học ở Đại học Pennsylvania (Mỹ) tiến hành đã lý giải được hành vi đó của bệnh nhân.
Toàn bộ vấn đề là các quá trình hóa học xảy ra trong các tế bào của hệ thần kinhbệnh nhân. Rõ ràng, có một hợp chất ức chế hoạt tính trong hệ thần kinh, một hoạt động thường giúp duy trì cảm giác tỉnh táo.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu các hệ thần kinh của giun tròn để hiểu xem làm thế nào một phần tử có thể thay đổi phản ứng của toàn bộ cơ thể đối với bệnh tật. Hóa ra, trong thời gian người bị mắc bệnh, các tế bào đều bị stress. Và cơ thể bắt đầu kích hoạt chế độ ngủ để phục hồi hiệu quả chống lại stress.
Ví dụ, ở giun tròn chỉ có axit alpha-lipoic (ALA) là thúc đẩy việc tiết ra các loại hóa chất truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. ALA giúp cơ thể sản xuất năng lượng và hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Các nhà khoa họcđã phát hiện thấy rằng khi bị bệnh, hợp chất chủ yếu được tiết ra là FLP-13. Nó gây buồn ngủ do ức chế hoạt tính của các tế bào hệ thần kinh.
Hiện tạicác nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem cơ chế đó hoạt động trong cơ thể con người liệu có tương tự như trên giun tròn hay không.
Vũ Trung Hương