Châu Phi có rất ít cơ hội vượt qua đại dịch COVID-19 trừ khi 70% dân số của họ được tiêm vắc xin vào cuối năm 2022, tuy nhiên "sự phân biệt đối xử nghiêm trọng về vắc xin" đang khiến châu lục này bị tụt lại phía sau.

Lý do châu Phi có thể thành 'lò ấp' hoàn hảo cho các biến thể mới như Omicron

Sơn Vân | 06/12/2021, 09:10

Châu Phi có rất ít cơ hội vượt qua đại dịch COVID-19 trừ khi 70% dân số của họ được tiêm vắc xin vào cuối năm 2022, tuy nhiên "sự phân biệt đối xử nghiêm trọng về vắc xin" đang khiến châu lục này bị tụt lại phía sau.

Việc phát hiện ra biến thể Omicron ở phía nam châu Phi đã nâng cao tuyên bố rằng tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể thúc đẩy sự xuất hiện các đột biến vi rút, sau đó lây lan sang quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin cao hơn.

"Omicron có số lượng đột biến protein gai chưa từng thấy với một số đột biến liên quan đến tác động tiềm tàng với quỹ đạo của đại dịch. Rủi ro toàn cầu nói chung được đánh giá là rất cao", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, nói sự xuất hiện của Omicron cho thấy tình hình "nguy hiểm và bấp bênh" như thế nào.

"Omicron chứng minh lý do tại sao thế giới cần một hiệp định mới về đại dịch. Hệ thống hiện tại của chúng ta không khuyến khích các quốc gia cảnh báo với nơi khác về các mối đe dọa chắc chắn sẽ đổ bộ vào bờ biển của họ", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói khi bắt đầu cuộc họp của các bộ trưởng y tế dự kiến ​​sẽ khởi động các cuộc đàm phán về một thỏa thuận như vậy.

Thỏa thuận toàn cầu mới, dự kiến ​​vào tháng 5.2024, sẽ bao gồm các vấn đề như chia sẻ dữ liệu, trình tự bộ gien của các loại vi rút mới nổi và bất kỳ loại vắc xin tiềm năng nào có được từ nghiên cứu.

Nhà khoa học Richard Hatchett, Giám đốc điều hành của Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), tổ chức tài trợ cho việc phát triển vắc xin, nói sự xuất hiện Omicron tương đồng với dự đoán rằng việc lây truyền vi rút ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ làm tăng tốc độ phát triển của biến thể này.

Richard Hatchett nói: “Sự bất bình đẳng vốn là đặc điểm của phản ứng toàn cầu giờ đây đã trở thành nguyên nhân”, đồng thời lưu ý rằng Botswana và Nam Phi mới tiêm vắc xin đầy đủ cho ít hơn 1/4 dân số của họ.

Chỉ có 5 trong số 54 quốc gia châu Phi đang trên đà đạt được mục tiêu của WHO là tiêm vắc xin đầy đủ cho 40% dân số vào cuối năm 2021, Quỹ Mo Ibrahim cho biết trong một báo cáo về COVID-19 ở châu Phi. Quỹ Mo Ibrahim được thành lập vào năm 2006 bởi Mo Ibrahim, tỉ phú doanh nhân người Sudan. Ông là người thành lập công ty viễn thông Celtel International năm 1998.

Theo số liệu từ Quỹ Mo Ibrahim, chỉ 1 trong 15 người châu Phi được tiêm vắc xin đầy đủ, so với tỷ lệ gần 70% trong nhóm 7 quốc gia giàu có hơn thuộc G7 (Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada).

"Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng này, quỹ của chúng tôi và các tiếng nói từ châu Phi khác đã cảnh báo rằng một châu Phi chưa được tiêm vắc xin có thể trở thành lò ấp hoàn hảo cho các biến thể. Sự xuất hiện của Omicron nhắc nhở chúng ta rằng COVID-19 vẫn là một mối đe dọa toàn cầu và tiêm vắc xin cho toàn thế giới là con đường duy nhất. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tiếp tục sống với sự phân biệt đối xử nghiêm trọng về vắc xin và châu Phi nói riêng đang bị bỏ lại phía sau", ông Mo Ibrahim tuyên bố.

ly-do-chau-phi-co-the-thanh-lo-ap-hoan-hao-cho-cac-bien-the-moi-nhu-omicron.jpg
Một người đàn ông nhận vắc xin COVID-19 trong xe tải tiêm chủng lưu động ở Abidjan, Bờ Biển Ngà - Ảnh: Reuters

Nguồn cung vắc xin bị thiếu hụt ở châu Phi sau khi các nước phát triển nhận được đơn đặt hàng ban đầu từ các hãng dược phẩm và chương trình COVAX (chia sẻ vắc xin toàn cầu) khởi đầu chậm chạp. Dù việc cung cấp vắc xin cho châu Phi đã tăng lên những tháng gần đây, nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém và cơ sở hạ tầng hạn chế đang kìm hãm việc triển khai tiêm chủng khi vắc xin đến nơi.

John Nkengasong, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, cho biết nhiều quốc gia ở lục địa đen đang phải vật lộn với công tác hậu cần để đẩy nhanh các chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 khi việc vận chuyển vắc xin đến đây đã hoàn thành.

Cách đây hơn 10 ngày, ông John Nkengasong nói trong một cuộc họp báo trực tuyến rằng chỉ 6,6% dân số 1,2 tỉ người ở châu lục này đã được tiêm vắc xin đầy đủ. Điều đó có nghĩa là châu Phi còn lâu mới đạt được mục tiêu của Liên minh châu Phi là tiêm vắc xin đầy đủ cho 70% người dân vào cuối năm 2022.

John Nkengasong nhấn mạnh: “Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là có rất nhiều loại vắc xin được đưa đến và việc tiêu thụ gặp nhiều thách thức vì vấn đề hậu cần, giao hàng. Không phải vấn đề nằm ở sự chần chừ tiêm phòng mà là việc chuyển vắc xin từ sân bay đến tay mọi người và hậu cần".

Cũng đã có sự nhầm lẫn về thời hạn sử dụng ngắn của vắc xin được tặng, dẫn đến việc một số lô bị tiêu hủy.

Đại dịch đã bộc lộ sự yếu kém về năng lực đăng ký hộ tịch của người châu Phi, với chỉ 10% số ca tử vong ở châu Phi được ghi nhận chính thức. Các hệ thống yếu kém gây khó khăn cho việc tăng tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19.

Quỹ Mo Ibrahim cũng cho biết phải tăng cường mạng lưới an toàn xã hội theo từng sợi nhỏ để bảo vệ những người dễ bị tổn thương - chi tiêu trung bình ở châu Phi cho phản ứng với COVID-19 được tính theo tỷ trọng GDP không gồm cả chăm sóc sức khỏe là 2,4%, thấp hơn một nửa mức trung bình toàn cầu.

Tiến sĩ Soumya Swaminathan cho biết có mối liên hệ rõ ràng giữa sự không công bằng trong vắc xin và sự phát triển các biến thể SARS-CoV-2 mới.

Hoàn toàn có thể”, bà đã trả lời phóng viên khi được hỏi rằng liệu có công bằng khi nói nếu châu Phi nhận và tiêm vắc xin nhiều hơn thì có lẽ Omicron sẽ không xuất hiện ở đây.

Tôi nghĩ đây là một thông điệp mà Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, đã khẳng định ngay từ đầu. Đó không phải vì công bằng về lý do đạo đức, mà chính xác vì những lý do khoa học và dịch tễ học", Soumya Swaminathan nhấn mạnh.

Bà Soumya Swaminathan nói rằng nếu cứ để vi rút truyền từ người sang người, cuối cùng sẽ có những biến thể mới và điều này sẽ tiếp tục xảy ra.

Ngay cả hôm nay, vẫn chưa muộn để chúng ta nhìn lại và thực sự phân loại vấn đề này một lần và mãi mãi, đảm bảo rằng trong tương lai sẽ phân phối cả vắc xin, bộ xét nghiệm và thuốc, bởi thuốc sẽ cần thiết để cứu người bị bệnh, theo một cách công bằng”, Soumya Swaminathan cho biết. Bà nói thêm rằng đây là lý do để khởi động Access to COVID-19 Tools Accelerator (chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó COVID-19) và COVAX.

Bà chia sẻ: “Có một mối quan hệ rõ ràng giữa sự không công bằng trong việc tiếp cận vắc xin và sự phát triển các biến thể mới".

Bài liên quan
18 khách nhiễm Omicron đến Hà Lan trên 2 chuyến bay, 113 trẻ em/1.511 ca COVID-19 nhập viện ở tỉnh Nam Phi
Hôm 4.12, các nhà chức trách y tế Hà Lan cho biết kết quả kiểm đếm cuối cùng của 624 hành khách trên hai chuyến bay đến từ Nam Phi vào tuần trước thì có 18 người dương tính với biến thể Omicron.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do châu Phi có thể thành 'lò ấp' hoàn hảo cho các biến thể mới như Omicron