Trang Interesting Engineering đưa tin lực lượng không gian Mỹ (USF) đang lên kế hoạch cho một sứ mệnh cực kỳ táo bạo: thay thế một vệ tinh bị hư hỏng trong vòng chưa đầy 24 giờ từ lúc nhận được thông báo.

Lực lượng không gian Mỹ tìm cách thay vệ tinh bị hư hỏng trong vòng 24 giờ

Cẩm Bình | 19/05/2023, 10:10

Trang Interesting Engineering đưa tin lực lượng không gian Mỹ (USF) đang lên kế hoạch cho một sứ mệnh cực kỳ táo bạo: thay thế một vệ tinh bị hư hỏng trong vòng chưa đầy 24 giờ từ lúc nhận được thông báo.

luusf.jpg

USF hiện kiểm soát lượng lớn vệ tinh giúp tình báo quân đội Mỹ nắm rõ tình hình tại bất cứ đâu trên thế giới. Mạng lưới này là mục tiêu của những quốc gia sở hữu năng lực tấn công vệ tinh.

Nếu vệ tinh bị tấn công trong xung đột quân sự thì Lầu Năm Góc chẳng thể biết gì về hành động của kẻ địch, khu vực đáng ngại cũng như tình hình quân Mỹ trên chiến trường. Vì vậy vệ tinh hư hỏng cần được thay thế càng nhanh càng tốt chứ không thể theo quy trình thông thường.

Sắp tới, sứ mệnh mang tên Victus Nox sẽ kiểm tra năng lực thay thế nhanh chóng vệ tinh hư hỏng lúc cần thiết của USF. Họ hợp tác với hai công ty hàng không Firefly Aerospace và Millennium Space Systems để thực hiện sứ mệnh.

Victus Nox sẽ chứng kiến vệ tinh Millennium Space Systems được phóng bằng tên lửa Alpha của Firefly. Nỗ lực này được gọi là Phóng phản ứng chiến thuật - 3 (FLTA003).

Hiện chưa rõ thời điểm phóng cụ thể nhưng phía Firefly cho biết: “Chúng tôi đang ở giai đoạn tích hợp cuối cùng cho tên lửa Alpha và sớm sẵn sàng khi được triệu tập”.

Millennium Space Systems chỉ có 60 giờ để vận chuyển một vệ tinh từ nhà máy ở El Segunda (bang California) đến căn cứ Vandenberg. Tại đây Firefly có 24 giờ đưa vệ tinh lên quỹ đạo.

Phó chủ tịch Millennium Space Systems Dana Carroll cho biết: “Chúng tôi có một nhóm nhỏ dành riêng cho Victus Nox. 60 giờ không nhiều nên cần có người hiểu rõ bất cứ sự khác biệt nào và có thể giải quyết vấn đề ngay lập tức”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lực lượng không gian Mỹ tìm cách thay vệ tinh bị hư hỏng trong vòng 24 giờ