Theo luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh, cần phải xác định sở hữu Nhà nước khác với sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Các bị cáo Phong, Sinh đều chỉ ra rằng 50,5% PVP Land góp vốn tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương là phần vốn góp của cả các cổ đông khác, do đó không thể coi là thiệt hại của một mình Nhà nước. Cho nên, hành vi của Trịnh Xuân Thanh không thỏa mãn đối với tội danh Tham ô.

Luật sư: Trịnh Xuân Thanh không tham ô

Thu Anh | 02/02/2018, 20:19

Theo luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh, cần phải xác định sở hữu Nhà nước khác với sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Các bị cáo Phong, Sinh đều chỉ ra rằng 50,5% PVP Land góp vốn tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương là phần vốn góp của cả các cổ đông khác, do đó không thể coi là thiệt hại của một mình Nhà nước. Cho nên, hành vi của Trịnh Xuân Thanh không thỏa mãn đối với tội danh Tham ô.

Chiều 2.2, phiên xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanhvà các đồng phạm trong vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty CP bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) tiếp tục diễn ra với phần tranh luận của các luật sư.

Đối đáp lại quan điểm của đại diện VKS, bảo chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, luật sư Hồng Phúc phân tíchcá nhân Trịnh Xuân Thanh không có quyền cử người đại diện phần vốn cũng như ký hợp đồng chuyển nhượng, đây là quyết định của HĐQT.

Theo luật sư Phúc, Trịnh Xuân Thanh chỉ được sự ủy quyền của HĐQT ký Nghị quyết đồng ý việc chuyển nhượng vốn. Việc tham ô chỉ xảy ra đối với tài sản của Nhà nước, do vậy cần xác định tách bạch phần vốn của Nhà nước và phần vốn thuộc sở hữu của các cổ đông, trong tổng số hơn 12 triệu cổ phần của PVPLand tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương.

Trước đó, về vấn đề này, đại diện VKS nhận đinh: bị cáo Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh là người quản lý phần vốn của PVC tại PVP Land, trong phần vốn này có tài sản nhà nước. Trịnh Xuân Thanh là người cử đại diện phần vốn góp, là người gián tiếp quản lý tài sản của PVC tại PVP Land thông qua người đại diện.

VKS cũng nhận định: Căn cứ kết quả điều tra và xét hỏi tại tòa cho thấy bị cáo Thanh là người chỉ đạo và quyết định giá đất tại dự án Nam Đàn Plaza, tạo ra chênh lệch giá và các bị cáo đã chia nhau số tiền 49 tỉ đồng.

Tuy nhiên, luật sư Phúc cho rằng không tách được phần vốn Nhà nước là bao nhiêu vì PVC là công ty cổ phần đại chúng, có nhiều nguồn vốn góp, không phải chỉ riêng PVN; do đó cũng không có căn cứ để tách tài sản của Nhà nước được đem đi chuyển nhượng và tính vào phần tiền tham ô.

Trích quy định của Bộ Luật dân sự và Luật Doanh nghiệp năm 2015, bà Phúc nêu rõ phải xác định sở hữu Nhà nước khác với sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Các bị cáo Phong, Sinh đều chỉ ra rằng 50,5% PVP Land góp vốn tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương là phần vốn góp của cả các cổ đông khác, do đó không thể coi là thiệt hại của một mình nhà nước. Cho nên, theo luật sư Phúc, hành vi của Trịnh Xuân Thanh không thỏa mãn đối với tội danh Tham ô.

Trước đó, trong phần đối đáp lại quan điểm của VKS, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bày tỏ sự thất vọng với quan điểm mà VKS đưa ra. Giải thích cho điều này, Trịnh Xuân Thanh nói bị cáo yêu cầu việc chuyển nhượng cổ phiếu không thấp hơn 13.000 đồng/cổ phần và yêu cầu Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật. PVP Land không phải là doanh nghiệp nhà nước mà chỉ là công ty liên kết của PVC, do PVC nắm 28% cổ phần và thực hiện đúng theo luật doanh nghiệp.

Theo bị cáo Thanh, các bị cáo Thái Kiều Hương (nguyên Phó TGĐ Công ty Vietsan), bị cáo Lê Hòa Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT công ty CP xây dựng và dịch vụ 1/5, công ty CP Minh Ngân) và bị cáo Đào Duy Phong không bao giờ gọi điện cho bị cáo. 6 người ngồi đây không ai liên hệ trực tiếp với bị cáo mà cáo trạng kết luận bị cáo chỉ đạo chuyển nhượng với giá thấp là vô căn cứ.Với bản luận tội và bản đối đáp của VKS, bị cáo Thanh khẳng định mình không có tội nào trong vụ án này.

Theo cáo trạng, cuối năm 2009 đầu năm 2010, PVN có chủ trương chuyển tất cả các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản về cho PVC quản lý. Cùng thời điểm này, bị cáo Lê Hòa Bình muốn mua dự án Nam Đàn Plaza do PVP Land chiếm 50,5% vốn.

Thông qua môi giới của bị cáo Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, ngày 27.3.2010, bị cáo Bình cùng với 5 cổ đông của Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương ký hợp đồng đặt cọc mua 24 triệu cổ phần với giá hơn 20.000 đồng/cổ phần. Tổng giá trị hợp đồng gần 500 tỉ đồng. Để mua tiếp số cổ phần còn lại, bị cáo Thái Kiều Hương nhờ bị cáo Đinh Mạnh Thắng kết nối gặp bị cáo Trịnh Xuân Thanh đề nghị cho PVP Land thoái vốn tại dự án Nam Đàn Plaza. Sau đó, Trịnh Xuân Thanh đã đồng ý và chỉ đạo bị cáo Đào Duy Phong đứng ra thu xếp việc mua bán.

Thực hiện sự chỉ đạo, bị cáo Phong đã ký tờ trình gửi PVC phê duyệt phương án bán hơn 12 triệu cổ phần với giá 13.578 đồng/cổ phần (tương đương giá 34 triệu đồng/m2 đất tại dự án Nam Đàn Plaza) và được Trịnh Xuân Thanh đồng ý. Vài ngày sau đó, bị cáo Bình chuyển nhượng cổ phần với cổ đông của Công ty CP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương với giá 52 triệu đồng/m2 (chênh lệch 18 triệu đồng/m2). Tổng số tiền chênh lệch hơn 87 tỉ đồng.

Cáo trạng cho rằng, Trịnh Xuân Thanh chiếm đoạt được 14 tỉ đồng, Đinh Mạnh Thắng chiếm đoạt 5 tỉ đồng, Đào Duy Phong 8 tỉ đồng, Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỉ đồng, Đặng Sỹ Hùng 20 tỉ đồng. Tổng cộng, các bị can đã chiếm đoạt được 49 tỉ đồng.

Theo cơ quan tố tụng xác định, trong vụ án này, bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người có vai trò quyết định việc cho chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần nói trên; chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc chuyển nhượng với giá thấp hơn thực tế để hưởng tiền chênh lệch. Ngoài ra, quá trình điều trado Đặng Sỹ Hùng đã chết nên VKSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can này.

Nhã Thanh

VKS: Đủ căn cứ xác định Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm Tham ô tài sản

VKS đề nghị xử Trịnh Xuân Thanh chung thân, Đinh Mạnh Thắng 11-12 năm tù

Vụ PVP Land: Trịnh Xuân Thanh thấy mức án chung thân là quá kinh khủng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật sư: Trịnh Xuân Thanh không tham ô