Theo ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, dự thảo Luật Quản lý Ngoại thương đang dẫn đến tình trạng “Quản chồng lên quản”, vô hình trung đã khoác thêm nhiều “tròng” quản lý mới đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại thương, hạn chế quyền tự do kinh doanh.

Luật Quản lý Ngoại thương: Đừng để doanh nghiệp 'một cổ nhiều tròng'

Trí Lâm | 08/11/2016, 16:37

Theo ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, dự thảo Luật Quản lý Ngoại thương đang dẫn đến tình trạng “Quản chồng lên quản”, vô hình trung đã khoác thêm nhiều “tròng” quản lý mới đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại thương, hạn chế quyền tự do kinh doanh.

Đừng thêm tròng cho doanh nghiệp

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, dự thảo đã ôm đồm quá nhiều vấn đề không cần thiết hoặc không hiệu quả, Có những vấn đề quản lý mặc dù liên quan tới ngoại thương, nhưng mang tính đặc thù, đã được quy định ổn định trong các văn bản khác, nhưng lại được thiết kế vào luật này, vừa khiến hệ thống pháp luật cồng kềnh (thêm quy định), vừa giăng thêm lưới quản lý.

“Điều này dẫn đến tình trạng “quản chồng lên quản”, vô hình trung đã khoác thêm nhiều “tròng” quản lý mới đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại thương, hạn chế quyền tự do kinh doanh của họ” – ông Lộc nói.

Dẫn ra ví dụ cho điều này, ông Lộc nêu: Quy định về hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh, cửa khẩu xuất khẩu-nhập khẩu… lâu nay vẫn thuộc pham vi điều chỉnh Pháp luật hải quan và cơ quan hải quan vẫn kiểm soát có hiệu quả. Giờ lại quy định vào Luật này. Vừa cồng kềnh vừa làm phát sinh thêm giấy phép mới như giấy phép tạm nhập tái xuất, giấy phép quá cảnh do Bộ Công Thương cấp.

Bên cạnh đó, theo ông Lộc, có những vấn đề liên quan tới ngoại thương, chưa được quy định ở đâu nhưng lâu nay các hoạt động này vẫn diễn ra bình thường, giờ lạị bổ sung quy định, quản lý là không cần thiết.

Hơn nữa, nhiều vấn đề không chỉ liên quan tới ngoại thương mà còn liên quan tới rất nhiều lĩnh vực khác, luật này đưa vào thành ra xé lẻ cơ chế quản lý khi tại Luật ngoại thương có riêng quy chế về giải quyết tranh chấp cấp Chính phủ. Như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp đang cát cứ tại 1 dự luật trong khi, đáng ra tất cả quy định phải chung cho tất cả các tranh chấp thương mại từ thuế nội địa, phân biệt đối xử thương mại, biện pháp đầu tư, sở hữu trí tuệ..

Điều này được chứng minh khi việc kiểm tra chuyên ngànhcó tới 12 bộ tham gia, chiếm tới 70% thời gian thông quan, ông Lộc cho rằng Luật vẫn đang quy định chung chung và trao quyền ưu tiên quy định cho pháp luật chuyên ngành và cho các bộ chuyên ngành.

Cũng theo ông Lộc, mục tiêu lớn nhất của Luật này là thống nhất được các biện pháp quản lý ngoại thương mà lâu nay đang được quy định ở rất nhiều các văn bản, bởi nhiều cơ quan, khiến cho cơ chế quản lý ngoại thương thiếu thốngnhất, không minh bạch, gây cản trở cho doanh nghiệp. Với thiết kế như dự thảo thì dường như Luật chưa đạt được mục tiêu này.

“Lẽ ra luật này phải đặt ra được các nguyên tắc cốt lõi, chi tiết, làm khuônkhổ để thống nhất hoạt động của các Bộ, làm công cụ tổng lực để giải quyết rốt ráo, có hệ thống vấn đề kiểm tra chuyên ngành đang rất nan giải hiện nay. Nhưng Dự thảo Luật lại quy định rất chung chung và trao quyền ưu tiên quy định cho pháp luật chuyên ngành, và cho các Bộ chuyên ngành. Tôi thấy như vậy là chưa ổn”– ông Lộc nói.

Theo ông Lộc, dự thảo quá ôm đồm ở nhiều nội dung không cần thiết, nhưng những nội dung cần thiết, cốt lõi thì lại được quy định rất chung chung, chẳng có sự tiến bộ gì hơn so với hệ thống pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, việc trao quyền quyết định cho Bộ Công Thương trong rất nhiều trường hợp nhưng không kèm theo bất kỳ căn cứ hay tiêu chí nào có thể dẫn tới sự lạm quyền, đẻ ra nhiều loại giấy phép mới.

Về các biện pháp phát triển Ngoại thương, ông Lộc cũng cho rằng quy định như trong dự luật còn rất mỏng và chủ yếu mới chỉ nhấn mạnh đến hoạt động xúc tiến phát triển ngoại thương của Nhà nước,Bộ Công Thương... Tong khi đó, hoạt động ởđiều kiệnnền kinh tế thị trường thì hoạt động nàychủ yếu là nhiệm vụ của doanh nghiệp. Do đó, chủ trương xã hội hóa, phi tập trung hóavà đẩy mạnh phân cấp trong xúc tiến thương mại và đầu tư phải được thể hiện xuyên suốt trong dự luật.

Tiếp tục điều chỉnh và làm rõ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết sẽ làm rõ tất cả những nội hàm mà các đại biểu đã nêu và sẽ có phương án cụ thể để tiếp thu và trên cơ sở vẫn phù hợp với các hội nhập, phù hợp với nguyên tắc chỉ đạo trong xây dựng Hiến pháp cũng như định hướng trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Đặc biệt là phù hợp với những thực tiễn trong giai đoạn sắp tới đây khi Việt Nam hội nhập rất sâu rộng với thế giới thông qua hàng loạt các quy định thương mại tự do mới mà chúng ta đang tham gia.

Ông Trần Tuấn Anh cũng cho hay, quan điểm của Chính phủ là tạo một môi trường hướng tới doanh nghiệp để phục vụ cho phát triển của doanh nghiệp không mâu thuẫn với tên của Luật Quản lý ngoại thương. Chính phủ đồng tình với rất nhiều nhận định, đánh giá của các đại biểu Quốc hội.

“Do đó cần phải tiếp tục làm rõ thêm các nguyên tắc cũng như những nội dung cụ thể để quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan đầu mối ở đây, kể cả đó là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính hay những cơ chế nào khác” – Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng Công Thương, cần cố gắng đúng theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội phải xây dựng các luật có giá trị thực tiễn và có ứng dụng cao, chứ không phải đợi để có những quy định bằng những văn bản dưới luật mà trao trách nhiệm cho các cơ chế quản lý của Chính phủ hoặc của các bộ, ngành quản lý nhà nước.

Về một số vấn đề liên quan đến quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa vào các nội dung của các điều khoản quy định thương nhân phải được quy định theo hướng hiện diện rõ hơn và kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của các đối tượng này, tránh tác động xấu đến hoạt động thương mại lành mạnh của nền kinh tế cũng như tránh phân biệt đối xử giữa các loại thương nhân với nhau và coi đây là một nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương.

Vì vậy, Bộ trưởng cho biết, sẽ làm rõ hơn nữa, phân biệt rõ hơn nữa sự khác biệt giữa biện pháp tạm ngừng xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, để trong dự Luật phải nêu một cách cụ thể minh bạch công khai những nguyên tắc này để các văn bản dưới luật cũng như văn bản hướng dẫn được thực hiện có đủ cơ sở, đồng thời tránh được tình trạng có thể lạm dụng, lợi dụng về cơ chế quyền lực, tập trung vào các cơ quan quản lý nhà nước.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật Quản lý Ngoại thương: Đừng để doanh nghiệp 'một cổ nhiều tròng'