Chưa bao giờ một cơn mưa kéo dài 12 tiếng đã làm cho toàn bộ Quảng Bình tê liệt như cơn mưa từ trưa 14.10 diễn ra đến gần 1 giờ sáng 15.10. Trong lịch sử khí tượng chưa có cơn mưa nào lớn đến mức có lượng đo đến hơn 820mm chỉ trong chưa đầy một ngày. Toàn bộ Quảng Bình bị chia cắt, nhiều nơi ngập nặng. Thiệt hại về người hiện đã lên 7 tử vong, 5 mất tích không có hy vọng tìm ra thi thể.

Lũ lớn trong cơn mưa lịch sử

Quốc Nam | 15/10/2016, 19:50

Chưa bao giờ một cơn mưa kéo dài 12 tiếng đã làm cho toàn bộ Quảng Bình tê liệt như cơn mưa từ trưa 14.10 diễn ra đến gần 1 giờ sáng 15.10. Trong lịch sử khí tượng chưa có cơn mưa nào lớn đến mức có lượng đo đến hơn 820mm chỉ trong chưa đầy một ngày. Toàn bộ Quảng Bình bị chia cắt, nhiều nơi ngập nặng. Thiệt hại về người hiện đã lên 7 tử vong, 5 mất tích không có hy vọng tìm ra thi thể.

Đồng Hới ngập nặng nề
Nhà ở dưới chân đập Đồng Sơn, ông Nguyễn Thắng kể lại câu chuyện của mình ở phường Bắc Nghĩa: “Cứ nghĩ ở vùng này chẳng bao giờ lũ lụt nên chủ quan, mưa lớn cũng ngang nhiên nhưng không nghĩ nó làm cho căn nhà 1 tầng của tui vừa xây xong ngập hết một nửa nhà, phải dắt díu nhau chạy lụt, đồ đoàn trong nhà hoàn toàn chẳng còn lại gì, cái thì trôi, cái thì vỡ, cái thì bị phù sa vùi sâu”. Ông Thắng như hàng vạn người dân khác ở Đồng Hới không nghỉ thành phố ven biển có lợi thế thoát nước lại bị ngập lụt một cách kinh hoàng.
Trên đường phố trời mưa chiều 14.10 là trận mưa chưa hề có đối với bao thế hệ cư dân ở đây. Một cuộc tháo chạy khỏi các tuyến phố, từ đường Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, 36m hay bất cứ con phố chính nào cũng đều bị lũ bủa vây một cách chắc chắn. Chị Trần Thị Oanh, dân công sở, đi làm về vào cuối giờ hành chính, dắt xe ra đường Trần Quang Khải: “Chứng kiến một cảnh tượng biển nước trong mưa quá lớn. Phải quay xe vào, men đường cùng một số đồng nghiệp để về đón con nhỏ. Con đường từ cơ quan về nhà chỉ chừng 5 phút chạy xe máy thì mưa lũ làm thời gian đi về đến hơn 3 giờ đồng hồ, may có người thân đi đón con nhỏ, không thì chẳng biết thế nào”, chị Oanh tâm sự.

Đồng Hới ngập nặng cả nội thành và ngoại thành.

Một ông lão đứng tuổi đi đón cháu ở trường mầm non đã phải thốt lên: “Tôi lớn lên ở Đồng Hới, tự hào thấy chưa bao giờ thành phố thưa thớt dân cư, mật độ ít, phố xá không đến nỗi chưa bao giờ lụt thì hôm nay bị ngập chìm trong nước. Ngập nặng nề, lại là thành phố ven biển bị ngập nữa mới đau lòng”.
Đồng Hới vừa hoàn thành hệ thống tiêu nước cho một dự án vệ sinh lên đến hàng chục triệu đô la Mỹ, công nghệ tiên tiến, vận hành tiên tiến, giám sát tiên tiến, nhưng hệ thống này ngày càng bị mất hiệu lực trước những trận mưa lớn trong nhiều năm qua. Và trận mưa ngày 14.10 càng chứng tỏ hệ thống này bất lực, bị vô hiệu hóa hoàn toàn mà cư dân ca thán là gây thêm phiền toái, nợ nần ngân sách, chi phí trả lương cho hàng chục vị trí vận hành nhưng đổi lại lượng nước lũ rút đi vào ngày 15.10 vẫn rất ít, nhiều nơi đang trong tình trạng lụt nặng. Chưa bao giờ người Đồng Hới ca thán về môi trường, nhưng hôm nay, sau cơn mưa ai cũng bực bội vì nước trút vào nhà, lụt lội khó chịu và khó rút đi.

Nhiều phố ở Đồng Hới đến chiều 15-10 vẫn bị lụt lội.


Lũ vây Tân Hóa và đồng bào Rục
Cơn mưa lịch sử chỉ trong vài tiếng của ngày 14.10 đã nhấn chìm Tân Hóa trong 2,5m nước. Các lực lượng chức năng của huyện miền núi Minh Hóa vào cuộc ứng cứu nhưng người dân chủ động 4 tại chỗ nên thoát thân với lũ khá nhuần nhuyễn. Với Tân Hóa, năm 2010 là trận lũ lịch sử bị bủa vây trong nhiều tuần bởi cột nước nhấn chìm thung lũng hàng ngàn héc ta này xuống sâu cả trăm mét. Các nhà dân bị nhấn chìm hết nóc, mọi người phải chạy lên núi.

Nhiều nhà dân ở huyện Minh Hóa bị lũ dâng ngập.

Năm nay cũng là lịch sử, tuy lũ không cao nhưng tính lưu lượng lên nhanh khiến người dân trở tay không kịp. Ông Cao Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Mưa như trút, chỉ vài tiếng nó ngập quá nhanh, ở đây có mấy trăm cái nhà bè của người dân để sống chung với lũ, từ 2010 đã nhuần nhuyễn với nhà phao kết từ các bè bằng thùng phuy hàn kín hay các can nhựa loại lớn để chất tài sản, đồ đạc đắt tiền vào đó. Năm nay vẫn với kinh nghiệm đó nhưng thóc gạo, ngô sắn bị ngập nhiều do nước lên nhanh, mưa trút như thác thì thung lũng này khó mà thoát lũ nhanh”. Bà Cao Thị Liễu ở thôn Rí Rị nói: “Mưa lớn quá nhanh, mọi mùa lũ trước lùa trâu bò lên núi còn về nhà chuẩn bị xong đâu đấy chờ nước lên, năm nay thì nước lên hỗn hào quá không cách chi giữ hết đồ đạc, của nả nhà nông mà mưu sống”. Nước lên nhanh, ông Thái Duy Năng đưa trầu tránh lũ, qua ngầm tràn chưa kịp về đã bị cuốn mất tích.

Nhiều nơi ở vùng cao của Đồng Hới vẫn còn bị lũ cô lập.

Ba bản đồng bào Rục gồm Ón, mò o ồ ồ, Yên Hợp ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa đến nay đã bị lũ dâng ngập, vây tách với thế giới bên ngoài lần thứ 2 chỉ trong vòng một tháng. Đợt này, theo điện thoại của ông Trần Xuân Tư, trưởng bản Ón cho biết: “Lũ ngập Hung Trâu phải chèo thuyền, ngập rất sâu, ở cầu Pa Nùn cũng vậy, muốn đi ra phải đi bộ rồi chèo thuyền, chèo không cẩn thận lật như chơi”.

Ngư dân thiệt hại kép
Ngư dân Cảnh Dương, Quảng Phú (Quảng Trạch) đang thiệt hại nặng nề bởi chất độc Formosa gây ra thì nay mưa lũ làm 12 tàu thuyền bị chìm đắm, đứt neo trôi ra biển, tài sản đánh bắt xa bờ thiệt hại hàng tỷ đồng. Hiện ngư dân đang tìm cách cứu hộ cứu nạn nhưng lũ chảy xiết, sóng to nên các phương án chưa được triển khai hiệu quả. Trong khi đó, tại cửa Gianh, lũ đã cuốn trôi 5 tàu hàng chở clinke của công ty Trường Thành đang neo đậu tại cửa Gianh bị đứt neo. Cụ thể, Tàu Phong Nha 01 của Cảng vụ hàng hải Quảng Bình đã cứu được 3 thuyền viên tàu HD 2138 và 3 thuyên viên ở các tàu hàng khác, 1 thuyền viên mất tích, tàu HD 2138 đã bị chìm. Tàu ND 2626 có 5 thuyền viên đang mắc cạn ở cửa Gianh. Tàu HD 2155 bị lật úp ở gần phao số 0 của cửa Gianh, 4 thuyền viên mất tích. Tàu ND 1789 với 5 thuyền viên đã cập cảng Hòn La an toàn. Chiều cùng ngày, tàu CBS 9004 tìm cách tiếp cận HD 2578 để tìm kiếm cứu hộ cứu nạn nhưng gặp trở ngại sóng đánh lớn rất khó thực hiện nhiệm vụ.

Lũ chảy mạnh trên sông Gianh cuốn trôi 5 tàu chở clinke.

Mưa lũ đã làm cho 7 người tại Quảng Bình thiệt mạng, ông Lê Văn Thân (SN 1968, xã Lý Trạch, Bố Trạch) bị sét đánh chết. Nguyễn Gia Bảo (SN 2012, xã Sơn Trạch, Bố Trạch) bị chết đuối. Hồ Thị Long (SN 2003, bản Rào Con, xã Sơn Trạch) bị mất do lũ cuốn. Bà Nguyễn Thị Dương (1939, phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn) bị chết do sửa mái nhà. Bà Võ Thị Lài (1966, xã Võ Ninh, Quảng Ninh) bị chết do lốc xoáy lật thuyền. Cháu Hà Xuân Thanh (1992, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh) bị chết đuối. Trần Thanh Văn (40 tuổi, Xuân Thủy Lệ Thủy) bị sét đánh chết. Ngoài ra có 5 người mất tích, tại thôn 3 Yên Thọ xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, ông Thái Xuân Năng (62 tuổi) đi dắt bò về lúc lội qua ngầm tràn giữa thôn 3 và thôn 4 Yên Thọ đã bị nước cuốn trôi chưa tìm thi thể.

Nước ngập nhà dân ở Tân Hóa.

Xã Dân Hóa huyện Minh Hóa: tại bản Bãi Dinh, anh Đinh Văn Xưởng lúc bơi qua ngầm tràn để đưa một phụ nữ chuẩn bị đi thì nước cuốn trôi. Phạm Hoàng Phương (2006), thị trấn Hoàn Lão, Bố Trạch bị nước cuốn. Nguyễn Văn Phi, thôn Yên Tố, xã Phong Hoá, huyện Tuyên Hóa bị mất tích do lật đò; có 01 người trôi qua xã Thuận Hoá, huyện Tuyên Hóa kêu cứu chưa rõ tung tích. Toàn Quảng Bình có 71.000 hộ bị ngập lụt,hàng vạnngôi nhà ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa đang bị lũ nhấn chìm từ 1m đến hơn 2,5m nước. Lũ có dấu hiệu rút nhưng rất chậm, người dân đang cần giúp nước sạch, lương khô để chống chọi với bão số 7 có thể gây mưa lớn trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Anh Sơn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lũ lớn trong cơn mưa lịch sử