Vai trò quan trọng của răng dơi cáo trong văn hóa địa phương sẽ là một luận cứ mạnh mẽ ủng hộ việc bảo vệ dơi khỏi sự hủy diệt không kiểm soát được.

Lợi dụng tập quán bản địa để bảo vệ loài dơi cáo

29/10/2017, 13:59

Vai trò quan trọng của răng dơi cáo trong văn hóa địa phương sẽ là một luận cứ mạnh mẽ ủng hộ việc bảo vệ dơi khỏi sự hủy diệt không kiểm soát được.

Ảnh minh họa

Theo công trình nghiên cứu công bố trên Oryx, các nhà khoa học kết luận rằng trên quần đảo Solomon, số đầu dơi cáo hay còn gọi là dơi quạ, một loài động vật có vú đang giảm do thực tế rằng người dân bản địa săn bắt chúng để có giết thịt và lấy răng.

Điều đặc biệt là răng dơi được sử dụng không chỉ để chế tác đồ trang sức mà còn đóng vai trò như một đơn vị tiền tệ lưu thông trên đảo. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, có thể léo khéo tận dụng phong tục tập quán này của dân đảo để duy trì số đầu dơi.

Các nhà khoa học ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Field ở Chicago, Mỹ và Đại học Queensland, Úc, đã cùng tiến hành nghiên cứu trên đảo San Cristobal (Makira). Đây là hòn đảo cực Đông của quần đảo. Về diện tích, nó hơi nhỏ hơn so với hòn đảo Mallorca ở Địa Trung Hải. Tại San Cristobal có khoảng 10 ngàn người, chủ yếu là các đại diện của các dân tộc trên Arosa, Bauru, Kahu và tavarafa. Họ trồng dừa, khoai, chăn nuôi lợn và săn bắn trong các cánh rừng bao phủ hầu hết hòn đảo này.

Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là xác định xem nạn săn bắn dơi cáo gây suy giảm như thế nào tới số đầu dơi. Tyrone Lavery, nhân viên bảo tàng Field và John Fasi, một người gốc đảo Makira, làm việc tại Đại học Queensland, đã điều tra các hoạt động săn bắn của các cư dân trên hòn đảo này.

Họ phát hiện ra rằng người dân địa phương săn 2 giống dơi cáo: Pteropus tonganus và Pteropus cognatus. Pteropus tonganus là dơi lớn hơn và sống trên nhiều đảo Micronesia, Melanesia và Polynesia. Pteropus cognatus nhỏ hơn và chỉ được biết đến trên đảo Makira.

Hai nhà khoa học báo cáo rằng lý do chính để săn bắn dơi là lấy thịt. Những động vật này là một nguồn protein quan trọng trong chế độ ăn uống của người dân đảo. Răng dơi cáo lớn đang được dùng để chế tác các dây chuyền trang sức, đồng thời đó còn là một đơn vị tiền tệ trong các nghi lễ truyền thống của người dân Makira, ví dụ, để thanh toán cho một đám cưới.

Các nhà khoa học lưu ý rằng việc cư dân trên đảo sử dụng một loại tiền tệ như vậy đang có xu hướng giảm đi với sự phổ biến của các đồng tiền hiện đại. Tuy nhiên, việc săn bắn dơi để lấy thịt vẫn tiếp tục.

Các tác giả lưu ý rằng đối với việc bảo tồn các loài dơi cáo không nên đi theo hướng ngăn cấm các dân tộc bản địa trên đảo săn bắn, mà chỉ nên kiểm soát săn bắn. Cần tuyên truyền cho mọi người ý thức được tình trạng giảm số lượng các loài này. Trong trường hợp này, vai trò quan trọng của răng dơi cáo trong văn hóa địa phương sẽ là một luận cứ mạnh mẽ ủng hộ việc bảo vệ dơi khỏi sự hủy diệt không kiểm soát được.

Được biết dơi quạ, dơi ăn quả hay dơi cáo bay là một chi dơi thuộc họ cùng tên và phân bộ dơi lớn. Chúng bao gồm những loài dơi có kích thước lớn nhất trên Trái đất. Chúng sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á (kể cả Ấn Độ), Úc, Indonesia, các đảo ở vùng Đông Phi (nhưng không nằm ở trên lục địa châu Phi) và một số đảo trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Khoa học đã thống kê được có ít nhất 60 loài dơi nằm trong chi này.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lợi dụng tập quán bản địa để bảo vệ loài dơi cáo