Nghệ sĩ Lộc Vàng, nhân vật trung tâm của vụ án âm nhạc ở miền Bắc khi đất nước còn bị chia cắt và sau đó lãnh 8 năm tù vì tội hát “nhạc vàng” vừa cho ra đời cuốn hồi ký “Cung đàn số phận - Hồi ký Lộc Vàng” trong đó có kể về đoạn đời chông chênh và bi đát nhất của đời mình.

Lộc Vàng, người từng bị tù vì hát nhạc vàng viết hồi ký ‘Cung đàn số phận’

Tiểu Vũ | 01/02/2018, 14:41

Nghệ sĩ Lộc Vàng, nhân vật trung tâm của vụ án âm nhạc ở miền Bắc khi đất nước còn bị chia cắt và sau đó lãnh 8 năm tù vì tội hát “nhạc vàng” vừa cho ra đời cuốn hồi ký “Cung đàn số phận - Hồi ký Lộc Vàng” trong đó có kể về đoạn đời chông chênh và bi đát nhất của đời mình.

Với giới mộ điệu âm nhạc Việt Nam thì tên tuổi của nghệ sĩ Lộc Vàng không mấy ai không biết. Ông tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh năm 1945 tại Hà Nội.Vì quá đam mê dòng nhạc tiền chiến (từng bị đánh đồnglà nhạc vàng) nên tên của ông được người hâm mộ gắn thêm chữ “Vàng” sau tên Lộc, cũng từ đó Lộc Vàng trở thành nghệ danh của ông.

Vào những thập niên 60 - 70 của thế kỷ trướctại miền Bắc, ai hát nhạc tiền chiến đều bị quy cho là hát“nhạc vàng”.Tuy nhiên, vì quá say mê nên nghệ sĩ Lộc Vàng vànhóm bạn của mình vẫn thường xuyên lénlút hát trongnhà.Chuyện ca hát của ông cùng nhóm bạn cuối cùng cũng đãlọt đếntai công an nên ngày 27.3.1968, ông cùng nhóm bạnbị bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò,sau đó bị kết án với tội danh “truyền bá văn hóa đồi trụy”. BáoHà Nội Mớingày 12.1.1971 trích bản luận tội: “Khi đi biểu diễn nhạc kiếm tiền ở những đám cưới, các cuộc liên hoan, chúng tìm cách đánh xen kẽ những bản nhạc vàng để truyền bá và thăm dò thị hiếu của lứa tuổi thanh niên. Chúng phân chia nhau đi tìm mua đĩa hát loại nhạc vàng lọt vào được, đi sưu tầm các bài hát và nhạc vàng cổ, ghi chép các bản nhạc giật, nhạc tâm lý chiến của đài Mỹ và đài Sài Gòn. Chúng dùng các bản nhạc này để luyện cho nhau những giọng hát, tiếng đàn thật là bi quan, sầu thảm, lả lướt, lãng mạn để đi truyền bá, lôi kéo thanh niên…” (!). Ông Phan Thắng Toán bị 15 năm tù và chịu 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Đắc 12 năm tù và 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) bị 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân (năm 1973, nhân ký hiệp định Paris được giảm án còn 8 năm tù, 4 năm quản chế).

Sau đó Lộc Vàng ra tù trong tình trạng trắng tay, không nhà không cửa, không nơi nương tựa... Cho đến tận bây giờ người ta vẫn không hiểu bằng sức mạnh nào mà người nghệ sĩ đã trải qua bao thăng trầm nghiệt ngã của cuộc đời lại có thể cất lên tiếng hát trong từng đêm như lời kinh nhật tụng. Thật vậy, nhạc tiền chiến đã là số mệnh của ông, nghệ sĩ - ca sĩ Lộc Vàng.

Nghệ sĩ Lộc Vàng vào thăm Sài Gòn ngày30.3.2017

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo điện tử Một Thế Giớivề trường hợp đi tù của mình, nghệ sĩ Lộc Vàng cho biết: “Chúng tôi gặp gỡ, hát với nhau nghe thôi chứ cũng chẳng phản đối chính sách nhà nước gì cả. Chúng tôi chỉ thấy dòng nhạc này hay quá, trữ tình và đầy tình người nên muốn lưu giữ lại và đóng cửa hát cho nhau nghe. Sau khi ra tù, nhà cửa anh Toán cũng tan nát, anh chán đời và tìm vui bên men rượu. Anh lang thang trên đường phố, sống nhờ vào tình thương của người qua lại. Đêm 30.4.1994, người ta nhìn thấy anh Toán nằm gục chết, đói lả, cô đơn trên hè phố… Còn ông Nguyễn Văn Đắc mất năm 2005. Nghĩ đến cuộc đời của mình sao mà cay đắng, chua chát quá. Mình có làm cái gì đâu, chỉ yêu thích âm nhạc thôi mà bị tù đày. Sau khi dòng nhạc này được khôi phục, những bản nhạc này được hát lên tivi. Khi nghe người ta hát mà mình ngồi ứa nước mắt ra”.

Nghệ sĩ Lộc Vàng trong "show diễn... bất thành" tại TP.HCM vào tháng 3.2017

Ông Lộc Vàng giờ đã ở tuổi 72, nhưng vẫn giữ nguyên nét hào hoa, phong nhã của chàng trai Hà Nội. Cách đây 8 năm, ông mở một quán cà phê ở ven hồ Tây. “Mục đích của tôi là để giữ gìn dòng nhạc này và truyền bá tình yêu đối với dòng nhạc vàng tới giới trẻ nhiều hơn nữa”.

Vào những ngày đầu năm 2018, nghệ sĩ Lộc Vàng cho ra đời cuốn hồi ký, trong đó có kể về đoạn đời chông chênh và bi đát nhất của đời mình khi ngồi trong nhà tù vì cái tội hát “nhạc vàng”.

Cuốn sách Cung đàn số phận – Hồi ký Lộc Vàng do tác giả Kim Dung - Kỳ Duyên chấp bút. Cuốn sách kể về cuộc đời của nghệ sĩLộc Vàng qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Từ giai đoạn tuổi trẻ đam mê ca hát, đến giai đoạntrong tù và hành trình sau khi ra tù với đam mê theo đuổi dòng nhạc vàng, khát khao khôi phục, duy trì tinh hoa nhạc vàng.

Hồi ký của nghệ sĩ Lộc Vàng

Trong hồi ký, Lộc Vàng kể lại đời mình từ khi lọt lòng. Ông lớn lên trong một gia đình yêu nghệ thuật, âm nhạc ngấm vào máu ông từ những bài ca của người bố, tâm hồn lãng tử của chàng trai Hà Nội được nuôi dưỡng như thế. Dù sống trong cảnh nghèo khó, phải làm đủ thứ nghề để mưu sinh vẫn không làm trái tim của Lộc Vàng chai mòn tình yêu với âm nhạc. Mỗi đêm Lộc Vàng cùng những người bạn chí cốt của mình vẫn cùng nhau đàn hát những bản nhạc tiền chiếnlãng mạn, lời ca của tình yêu, của thân phận con ngườigiữa lúc người người đua nhau lên án những bài hát cũlà"ủy mị, làm mòn ý chí chiến đấu và ý chí sống của thanh niên, là thứ bơ thừa sữa cặn của đế quốc". Tuy nhiên ông Lộc thì không thấy vậy, ông cùng nhóm bạn của mình vẫn khẳng định những tác phẩm của các nhạc sĩ thời tiền chiếnlà tinh hoa của âm nhạc dân tộc, làtiếng lòngmột thế hệ nhạc sĩ đi trước.

Nghệ sĩ Lộc Vàng trong một buổi trò chuyện với PV báo diện tử Một Thế Giới vào năm 2017 tại TP.HCM

Cung đàn đã quyết định số phận của chàng trai hào hoa ngườiHà Nội năm nào, cho đến mãi tận hôm nay, khi ông đã ngoài 70. Ở cái tuổi mà những câu chuyện rồi sẽ trôi tuột vào quá khứ, ông kể lại cuộc đời sóng gió chỉ vì nhạc vàng của mình. Tên ông là Nguyễn Văn Lộc, nhưng không nhiều người còn nhớ đến cái tên đó. Người ta gọi ông là Lộc Vàng, ông Lộc hát nhạc vàng. Nhiều năm trước, người ta biết đến ông trong một vụ án gây chấn động, giờ đây, người ta biết đến ông là người lãng tử bên những bài hátđã xưa nhưng không cũ.

Hai trăm trang sách ấy không dày, mà có thể nói là quá mỏng so với những gì Lộc Vàng đã trải qua. Ông dường như không muốn nói về bi kịch, đậm trong quyển sách là nỗi niềm và tình yêu của ông đối với âm nhạc và với người vợ của mình. Cung đàn số phận - Hồi ký Lộc Vàngnhư chứa đựng nét đẹp tâm hồn một thời của con người lãng tử, khiến ta chạm được vào điều đó và vui mừng nhận ra xung quanh ta luôn có những tiếng hát đẹp mượt mà cất lên, dẫu chỉ ở một góc nhỏ yên tĩnh của Hồ Tây.

“Nay, ông Lộc Vàng trở về với... tuổi già, hai bàn tay lao động chai sạn nhưng vẫn có thể coi là trắng tay bởi tương lai khó đoán định, lại có một người đàn bà tên là Mai Hương giang tay đón đỡ, với nghĩ suy bột phát mà thấm đẫm niềm thương: “Nếu như anh Lộc Vàng chẳng may lại bị bắt lần nữa, ngay lúc ấy, có lẽ em cũng sẽ phải bươn tới giữ chặt anh ấy, bênh vực anh ấy, che chắn cho anh ấy”. Để rồi không giấu được cái câu hỏi thảng thốt của con tim dù cách xa hai đầu trái đất: “Em muốn kết hôn với anh. Anh có đồng ý không?” - Đó là là một đoạn trong hồi ký của Lộc Vàng kể về duyên số của mình sau khi ra tù.

Lộc Vàng vốn chỉ là mộtthân phậnmong manh, bé nhỏ trong đời sống của một đất nước quá nhiều thăng trầm, giông bão bởi chiến tranh. Thế nhưng, số phận của ông vô tình phản chiếu sinh động một giai đoạn lịch sử. Chỉ là một số phận khởi đầu là vô danh, bỗng trở nên nổi tiếng một cách bất đắc dĩ vì tù tội.Xét cho cùng vẫn mang một ý nghĩa triết luận sâu sắc khi đặt họ trong dâu bể đất nước. Hóa ra “mỗi con người dù bé nhỏ đến đâu, cũng mang một phần lịch sử”.

Bài và ảnh: Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lộc Vàng, người từng bị tù vì hát nhạc vàng viết hồi ký ‘Cung đàn số phận’