Theo The Deccan Chronicle, các nhà khoa học ở Đại học Duke, Mỹ, đã phát hiện một hiện tượng lý thú là lưu lượng máu trong não của loài sóc đất thuộc bộ gặm nhấm cũng giảm y như khi xảy ra cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ ở người. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là các con sóc đó không hề phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực. Và các chuyên gia đã tìm cách lý giải được tại sao lại như vậy.

Loài sóc đất nắm giữ 'chìa khóa' để cứu não người qua cơn đột quỵ

Vũ Trung Hương | 22/11/2017, 05:22

Theo The Deccan Chronicle, các nhà khoa học ở Đại học Duke, Mỹ, đã phát hiện một hiện tượng lý thú là lưu lượng máu trong não của loài sóc đất thuộc bộ gặm nhấm cũng giảm y như khi xảy ra cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ ở người. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là các con sóc đó không hề phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực. Và các chuyên gia đã tìm cách lý giải được tại sao lại như vậy.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được rằngở các loài sóc đất khi ngủ đông diễn ra quá trình kích hoạt mạnh cái gọi là SUMOylation - các protein biến đổi cùng với sự góp mặt của protein SUMO.

Các nhà khoa học cho rằng chính nhờ vậy mà bộ não của các con sóc đấtkhông bị ảnh hưởng trong khi ngủ đông. Điều này đã được khẳng định trong các thử nghiệm tiếp theo với tế bào và với chuột. Sau đó các chuyên gia nghiên cứu trên 4.000 phân tử.

Họ muốn tìm ra một phân tử có khả năng ngăn chặn enzyme SENP2 và bảo vệ não. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 8 trong số những phân tử thành công nhất có thể gắn kết với enzyme SENP2 và không độc hại. 2 phân tử trong số 8 phân tử đó là ebselen và 6-thioguanine kích hoạt quá trình SUMOylation trong các tế bào của sóc đất và bảo vệ chúng trong trường hợp bị thiếuoxy và glucose.

Thí nghiệm cuối cùng cho thấy ebselen kích hoạt mạnh hơn, còn 6-thioguanine là một chất hoá trị liệu có tác dụng phụ, vì vậy, các nhà khoa học đã khôngthử nghiệm trên động vật vì chất này khó có thể trở thành một loại thuốc điều trị đột quỵ tiềm năng.

Nhà nghiên cứu Francesca Bosettigiải thíchrằng “nếu các hợp chất được xác định trong nghiên cứu này tăng khả năng hồi phục trong các thí nghiệm tiếp theo, có thể tiến tới phát hiện các phương pháp mới để bảo vệ các tế bào não sau khi bị thiếu máu cục bộ do đột quỵ”.

Hiện tại, cách duy nhất là loại bỏ cục máu đông càng sớm càng tốt. Việc điều trị để giúp các tế bào não tồn tại trong tình trạng thiếu oxy và glucose do đột quỵ có thể cải thiện đáng kể kết cục của bệnh nhân, nhưng hiện vẫn chưa có các tác nhân bảo vệ thần kinh nào đối với bệnh nhân đột quỵ.

Các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí The FASEB Journal.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Loài sóc đất nắm giữ 'chìa khóa' để cứu não người qua cơn đột quỵ