Câu chuyện chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay đang được xem là vấn đề phức tạp và khó tiếp cận, bởi lẽ các doanh nghiệp này ngày càng lộ ra nhiều chiêu trò tinh vi để chuyển giá, trốn thuế.

Lộ tẩy nhiều chiêu trò chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

tuyetnhung | 01/08/2016, 15:53

Câu chuyện chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay đang được xem là vấn đề phức tạp và khó tiếp cận, bởi lẽ các doanh nghiệp này ngày càng lộ ra nhiều chiêu trò tinh vi để chuyển giá, trốn thuế.

Hàng loạt doanh nghiệp chuyển giá

Theo thống kê, cả nước có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong 3 năm liên tiếp. Cụ thể, TP.HCM có tới gần 60% trong số 3.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều năm qua thường xuyên kê khai lỗ. Tỉnh Lâm Đồng cũng có tới 104/111 doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ liên tục. Tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI cũng có đến 50% doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ từ năm 2006 – 2011.

Theo các chuyên gia kinh tế,có nhiều cơ sở để đặt ra nghi vấn các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chuyển giá. Ví dụ như, các doanh nghiệp thường báo lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn liên tục mở rộng quy mô sản xuất; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không đáng kể...Trong đó, dấu hiệu liên tục báo lỗ nhưng vẫn tăng quy mô sản xuất được cho là xuất hiện nhiều ở các doanh nghiệp FDI.

Minh chứng cho điều này phải kể tới công ty Coca-Cola Việt Nam. Trong 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ luỹ kế tính đến 30.9.2011 của công ty lên tới 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng. Vì lỗ liên tục nên doanh nghiệp này không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30% mỗinăm. Đáng chú ý là dù lỗ lớn nhưng doanh nghiệp này đã có kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại Việt Nam.

Hay rõ nét nhất gần đây là câu chuyện liên quan đến siêu thị Metro Việt Nam đang được nghi ngờ chuyển giá thời gian qua. Metro được thành lậptừ năm 2001. Cho đến nay, doanh nghiệp này đã phát triển 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước nhưng báo lỗ liên tục dù doanh thu tăng liên tục hàng năm. Cụ thể, năm 2007 lỗ 157 tỉ đồng, trong khi doanh thu đạt 6.607 tỉ đồng; năm 2008, lỗ hơn 190 tỉ đồng trong khi doanh thu 8.175 tỉ đồng; năm 2009, lỗ 160 tỉ đồng trong khi doanh thu 8.728 tỉ đồng.

Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp FDI khác cũng nằm trong diện nghi vấn như: Adidas Group, siêu thị Big C, Công ty PepsiCo Việt Nam, Công ty TNHH Sumitomo Bakelite Việt Nam, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam....

Nhiều chiêu trò tinh vi bị lộ tẩy

Trao đổi với báo chí ngày 29.7 vừa qua, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh nhận định, một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp FDI chuyển giá nhiều tại Việt Nam hiện nay là tỷ suất thuế lợi nhuận của nước ta cao hơn các nước. Ví dụ như tỷ suất lợi nhuận thuế của Việt Nam cao hơn Hồng Kông 15% nên nếu một doanh nghiệp nào đó có trụ sở ở Hồng Kông thì dù lãi lớn,họ vẫnsẽ tìm cách báo lỗ tại Việt Namvà sau đóchuyển toàn bộ số lãi sang Hồng Kông.

Ngoài ra, theo ông Doanh, hiện nay trên thế giới, giữa công ty mẹ và công ty con đang có những chiêu trò rất tinh vi để tìm cách chuyển giá và trốn thuế. Ví dụ, công ty mẹ sẽ lập ra các khoản, quỹ để bắt công ty con phải nộp. Chẳng hạn như một cách thức rất phổ biến nhưng cũng không hềdễ là nâng giá nguyên vật liệu đầu vào mà công ty mẹ bán sang công ty con, và dựa trên cơ sở đó thì công ty con khai lỗ.

"Như Coca-cola khai lỗ liên tục 25 năm ở Việt Nam nhưng mà lại đầu tư tăng sản lượng lên mấy trăm phần trăm. Một điều dễ hiểu là không có công ty nào lỗ liên tục mà nâng cao được sản lượng lên mấy trăm phần trăm cả. Đây là điều mà người bình thường không thể hiểu được", ông Doanh lý giải thêm.

Qua đó, ông Doanh đề xuất thứ nhất là phải có sự hợp tác với cơ quan thuế, nơi mà các doanh nghiệp FDI đặt làm trụ sở và phải có hiệp định hợp tác rõ ràngvới cơ quan thuế để biết được công ty mẹ nộp thuế thế nào và đóng góp của công ty con ở Việt Nam là bao nhiêu.

Thứhai là phải so sánh mức giá đầu vào trung bình của thế giới và đánh giá, xem xét kỹ lưỡng sao ở công ty mẹ giá lại cao đến vậy để cuối cùng có thể thu lại được khoản chênh giá này.

"Đây là điều chúng ta phải cố gắng trong tương lai, nếu không sẽ chỉ có lợi cho những doanh ghiệp nước ngoài vì họ đã được ưu đãi về đất, thời gian nộp thuế... và bây giờ họ lại trốn thuế nữa thì các công ty trong nước lại chịu thiệt thòi quá nhiều", ông Doanh lo ngại nói.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lộ tẩy nhiều chiêu trò chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam