Hàng ngàn người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels vào ngày 20.9 (giờ địa phương) để phản đối Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu với Canada và Mỹ. Những người biểu tình lo ngại rằng năng lực cạnh tranh của Bỉ là không đủ để cạnh tranh với các nước khác một khi thỏa thuận được ký kết.

Lo sợ thất thế, người Bỉ phản đối thỏa thuận thương mại với Mỹ

Hàn Giang | 21/09/2016, 12:10

Hàng ngàn người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels vào ngày 20.9 (giờ địa phương) để phản đối Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu với Canada và Mỹ. Những người biểu tình lo ngại rằng năng lực cạnh tranh của Bỉ là không đủ để cạnh tranh với các nước khác một khi thỏa thuận được ký kết.

Cảnh sát Bỉ cho biết hơn 5.000 người đã tập trung bên ngoài trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels và hầu hết các con đường xung quanh Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU. Các cuộc biểu tình của người dân Bỉ diễn ra sau hàng loạt cuộc biểu tình ở các thành phố lớn của Đức vào ngày 17.9 chống lại các thỏa thuận thương mại.

“Chúng tôi không cần Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và Hiệp định thương mại và kinh tế toàn diện (CETA). Chúng tôi chắc chắn sẽ là người thua cuộc trong cuộc chơi này và điều này sẽ mang lại những cú sốc cho nông nghiệp”, người biểu tình hô to trong khi máy bay trực thăng của cảnh sát quần đảo trên bầu trời.

EU và Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán liên quan đến TTIP vào năm 2013, nhằm tạo ra thị trường thương mại tự do lớn nhất thế giới với 850 triệu người tiêu dùng. Nhưng các cuộc đàm phán nhanh chóng bị sa lầy khi những lo ngại ngày càng gia tăng tại châu Âu liên quan đến việc cắt giảm nhiều tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quan trọng như y tế và phúc lợi xã hội tại 28 quốc gia thành viên EU.

Các bên liên quan đã tiến hành một vòng đàm phán mới trong tháng 10.2016để thảo luận về những thách thức và giải quyết khó khăn trước khi ký kết các hiệp định. Tổng thống Mỹ Barack Obama hy vọng một thỏa thuận sẽ được thông qua trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1.2017. Tuy nhiên, nhiều bất đồng vẫn tồn tại xung quanh các thỏa thuận về TTIP.

BàCecilia Malmstroem, ủy viên thương mại của EU, cho biết vào ngày 20.9 rằng việc đạt được những điều khoản cuối cùng trong hiệp định sẽ khó khăn hơn so với những điều khoản đầu tiên. BàMalmstroem nói trên đài phát thanh RTBF: “Vẫn có một hiệp định với Mỹ nhưng có lẽ cầnnhiều thời gian hơn để chính quyền mới tại Washington tiếp cận những thỏa thuận”.

BàMalmstroem cũng bảo vệ các thỏa thuận liên quan đến Canada, đã được đàm phán và dự kiến sẽ ký kết trong tháng 10.2016. Ủy viên của EU nhận định: “Canada không phải Mỹ. Việc nằm gần nhau trên bản đồ không có nghĩa là hai nước sẽ giống nhau. Do đó, EU có ý định hợp tác với Canada theo những cách tương tự Mỹ là không phù hợp”.

Hàn Giang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo sợ thất thế, người Bỉ phản đối thỏa thuận thương mại với Mỹ