Với việc 22.400 trang tài liệu mật về bí mật chi tiết của tàu ngầm Scorpene mà Pháp đóng cho Ấn Độ, an ninh quốc gia của Úc có thể gặp nguy khi nước này cũng sắp mua những tàu ngầm mới từ Pháp.
Có thể nói tin tức từ Tập đoàn đóng tàu quân sự DCNS của Pháp tiết lộ là tập đoàn này vừa bị mất các tài liệu bí mật về sáu tàu ngầm lớp Scorpene, sẽ là một mối nguy hại đối với của Úc và Ấn Độ.
Hiện tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp đang thực hiện đóng 6 tàu ngầm lớp Scorpene ở Ấn Độ. Tàu ngầm lớpScorpene cũng được Chile, Malaysia và Brazil chọn mua vì những tính năng đáng chú ý của mình.Ngoài ra tập đoàn DCNS còn trúng thầu hợp đồng đóng tàu ngầm cho hải quân Úc lên tới 38 tỉ USD.
Bộ tài liệu của DCNS bị rò rỉ gồm có 22.400 trang, trong đó có 6.800 trang mô tả các hệ thống thông tin liên lạc tàu ngầm, gần 4.500 trang dành cho nghiên cứu các bộ cảm biến dưới nước, hơn 4.000 trang dành cho các bộ cảm biến bề mặt, 4.300 trang dành cho nghiên cứu hệ thống chỉ huy và kiểm soát, 2.100 trang - hệ thống định vị vàgần 500 trang mô tả các ngư lôi và hệ thống phóng.
Tóm lại, mọi bí mật của con tàu ngầm hiện đại của Pháp đều bị phơi bày trước ánh sáng, thậm chí cả những điểm yếu, cách định vị lớp tàu ngầm cũng đã bị lộ.
Theo AP, DCNS cho biết cơ quan an ninh của Pháp đã bắt đầu điều tra vụ rò rỉ tài liệu gây sốc này. DCNS nói rằng cuộc điều tra sẽ xác định bản chất chính xác các tài liệu đã bị rò rỉ và đánh giá những thiệt hại của vụ này gây ra cho Tập đoàn và khách hàng.
"Cuộc điều tra sẽ xác định nguồn gốc của các trang tài liệu bị rò rỉ đó và khả năng thiệt hại cho khách hàng của chúng tôi cũng như những người có trách nhiệm", đại diện DCNS tuyên bố.
Phía DCNS cũng đổ lỗi rằng vụ rò rỉ tài liệu lần này xảy ra có thể là do sự bất cẩn của phía Ấn Độ, chứ không phải do phía Pháp. Cụ thể những dữ liệu vừa vị được cho là đã bị xóa ở Pháp hồi năm 2011 bởi một cựu sĩ quan hải quân người Pháp lúc đó là nhà thầu phụ cho DCNS. 22.400 trang tài liệu này cũng được tin là đã qua các doanh nghiệp ở Đông Nam Á trước khi được gửi đến một công ty ở Úc, và hiện chưa rõ là nó đã bị lộ tới những đơn vị nào khác.
Về phía mình, Ấn Độ phủ nhận cáo buộc của DCNS về nguyên nhân của vụ rò rỉ thông tin tàu ngầm Scorpene là do sự bất cẩn của nước này, đồng thời cho rằng có thể các tài liệu trên bị tin tặc đánh cắp sau đó phát tánlên mạng.Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nói với Reuters,Manohar Parrikar rằngnguồngốc của vụ rò rỉ tài liệu lần này là "từ nước ngoài, chứ không phải do Ấn Độ".
Tuy nhiên, truyền thông Úc trấn an dư luận rằng các tàu ngầm do phía Pháp chế tạo cho nước này là những tàu thế hệ mới, sẽ không có đặc điểm giống với tàu ngầm Scorpene từng đóng cho Ấn Độ. Chưa hết, hệ thống tác chiến của những tàu ngầm sẽ chế tạo cho Úc là do Mỹ trực tiếp thiết kế, sản xuất.
Thiên Hà (theo Times of India, The Australian)