Sư đoàn đổ bộ đường không Tula của Nga vừa nhận được nhiều xe thiết giáp hiện đại mới trong chương trình "nâng cấp" sức mạnh chiến đấu của quân Nga, lô hàng gồm xe thiết giáp chở quân Rakushka và xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M, theo đại diện của văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng Nga Yevgeny Meshkov.
Lính dù Nga nhận được nhiều xe thiết giáp hiện đại
Một Thế Giới|12/03/2015, 07:11
Sư đoàn đổ bộ đường không Tula của Nga vừa nhận được nhiều xe thiết giáp hiện đại mới trong chương trình "nâng cấp" sức mạnh chiến đấu của quân Nga, lô hàng gồm xe thiết giáp chở quân Rakushka và xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M, theo đại diện của văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng Nga Yevgeny Meshkov.
Trong đợt này Sư đoàn Tula sẽ nhận được 24 xe thiết giáp hiện đại mới, các loại xe thiết giáp đổ bộ hàng không mới này mới vừa được thử nghiệm xong vào cuối năm 2014.
Thượng tướng Vladimir Commander Shamanov từng cho biết rằng trong năm 2015 quân đội Nga sẽ nhận được tổng cộng 64 chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M và hơn 20 xe thiết giáp chở quân Rakushka.
Trong năm 2014, nhằm hiện đại hóa lực lượng đổ bộ hàng không của Nga , thì các đơn vị lính dù Nga đã được nhận hơn 20 xe thiết giáp bánh hơi BTR-82A và 200 xe bọc thép khác nhau trên khung gầm cơ sở của KAMAZ.
Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M được trang bị hỏa lực rất mạnh
Hai loại xe thiết giáp này sẽ được quân đội Nga đưa vào sử dụng vào mùa xuân năm 2015, sau khi chúng tham gia cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ nhân ngày Chiến thắng Phát xít vào 9.5.2015. Trong vòng 10 năm tới, dự kiến quân đội sẽ mua thêm 1.500 xe BMD-4M và 2.500 xe Rakushka.
Nhiệm vụ phát triển loại xe thiết giáp mới cho không quân Nga được đưa ra vào năm 1992, tuy vậy dự án mới chỉ chính thức bắt đầu vào tháng 9.2009, khi nhu cầu cải tiến công nghệ quân sự đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa các loại xe chiến đấu của Nga và là nền tảng cho việc chế tạo các loại xe vận chuyển Rakushka mới.
Thực tế, hệ thống hỏa lực của Rakushka không thật sự mạnh mẽ: xe chỉ có 2 khẩu 7.62mm, một trong số đó được gắn ở một tháp súng phía trước, còn khẩu thứ hai được gắn ở phía bên trái của khoang lái.
Quân đội Nga thử nghiệm xe thiết giáp chở quân Rakushka hồi cuối năm 2014
Mục đích của chiếc xe bọc thép chuyên chở nặng 13,2 tấn này là để làm những công việc “nội trợ” của quân đội, bao gồm đưa quân ra tiền tuyến, cung cấp đạn được và vận chuyển những người bị thương. Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, chiếc xe cần phải nhanh, có đủ sức chứa và dễ dàng điều khiển và Rakushka đã thỏa mãn những tiêu chí trên.
Mặc dù các nhà thiết kế đã bị giới hạn bởi những yêu cầu của quân đội nhằm giúp xe có thể vận chuyển qua đường hàng không và nổi được trên mặt nước, họ vẫn có thể chế tạo xe với sức chứa lớn gấp 1,5 lần so với chiếc BTR-D. Giờ đây, 13 binh lính dù có thể dễ dàng ngồi trong lòng chiếc Rakushka.
Xe được điều khiển bởi 2 người và thiết kế không gian bên trong cho phép gắn thêm cáng để hỗ trợ người bị thương và vận chuyển đạn dược. Rakushka sử dụng khung gầm của BMD-4, do đó giữa hai xe có một số điểm tương đồng trong quá trình sản xuất.
Rakushka được sử dụng để "nội trợ" còn BMD-4M thì là hỏa lực chính của một đơn vị đổ bộ đường không của Nga, hai loại xe cùng khung gầm cùng kích thước cùng tốc độ di chuyển cao là 70 Km/h nhưng lại có chức năng hỗ trợ bổ sung cho nhau.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
Ngày 23.11, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ TP.HCM tổ chức vòng thi bán kết và chung kết cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch - năm 2024, tại Trường Đại học Công Thương TP.HCM.
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Nghiện đường đang gia tăng. Trên toàn cầu, lượng đường tiêu thụ đã tăng gấp bốn lần trong 60 năm qua và hiện chiếm khoảng 8% tổng lượng calo mà chúng ta nạp.