Tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, trở thành một trận thủy chiến giữa Mỹ với Trung Quốc.

Liệu có tránh được thủy chiến Mỹ - Trung ở Biển Đông?

Trung Trực | 02/07/2016, 05:40

Tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, trở thành một trận thủy chiến giữa Mỹ với Trung Quốc.

Đólà nhận định của tác giảDavid Iaconangelo trong bài viết “LiệuTrung Quốc và Mỹ có thể tránh leo thang căng thẳng ở Biển Đông?” đăng trên báo Christian Science Monitor ngày 1.7.

Nhà báo Iaconangelo viết rằngTòa Trọng tài thường trực The Hague (Hà Lan)sẽ ra phán quyết vàongày 12.7 tới, được cho là sẽ trao quyền kiểm soát các bãi và đácho Philippines.

Các thực thể này hiện do Trung Quốc quản lý và tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh đã tuyên bố TòaTrọng tài thường trựckhông có thẩm quyền xét xử và sẽ phớt lờ phán quyết này.

Hai tuần trước đó,Mỹ bắt đầu tập trận không xa Biển Đông nhằm biểu dương sức mạnh trùng thời điểm TòaTrọng tài thường trựcsắp công bốphán quyết, theo báoNew York Times.Vì thế đãcó lo ngại căng thẳng Trung - Mỹ (và các đồng minh như Nhật vốn thẳng thừng phê phán Trung Quốc tuyên bố vô lý chủ quyền hầu hếtBiển Đông) có thể leo thang lên tầm xung đột quân sự.

Về mặt chính thức, Mỹ đãtuyên bốkhông đứng vềbên nào trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông;nơi mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tranh chủ quyền. Nhưng việc Trung Quốc tăng tốc xây đảo nhân tạo trên vùng biển này khiến các quan chức Lầu Năm Góc phẫn nộ vá cónguy cơ bùng nổ thủy chiến Mỹ - Trung.

Trong thư điện tử gởi báoChristian Science Monitor, giáo sư trợ giảng Mark Valencia ở Viện quốc gia nghiên cứu Nam Hải (cáchTrung Quốc gọi Biển Đông) đãđề cập đếnkhả năng tranh chấp ở Biển Đôngbùng nổ thành xung đột quân sự:“Philippines có đồng minh Mỹ có thể nỗ lực thực hiện phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựcbằng cách tăng cường hoạt động trong vùng tranh chấp. Và có thể Trung Quốc sẽ phản công”.

Trả lời phỏng vấn của Christian Science Monitor, luật sư hàng hải quốc tế chuyên về Biển ĐôngMark E. Rosen nói: “Mỹ cần làm việc với các nướcASEAN và sẵn sàng kéo các bên vào bàn đàm phán để đi đến giải pháp”.

Ông Rosen cũng nói rằngBắc Kinh cần ngồi xuống nói chuyện với Manila: “Philippines chẳng có công cụ nào. Tất cả những gì họ có là phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựcđể lôi bạn vào bàn đàm phán. Vậy thì vì Chúa, hãy đàm phán”.

Philippines gửiđơn kiện Trung Quốc năm 2013 sau vụ va chạm giữa tàu chiến Philippines vàTrung Quốc ở bãi cạnScarborough.Hiện tại,tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhắm đến xây dựng quan hệ với Trung Quốc và nói ông sẽ chọn các giải pháp ngoại giao nếu Trung Quốc phớt lờ phán quyết.

Theo báo điện tử Rappler(Philippines), ông Dutertephát biểu hôm 30.6: “Thượng đế biết rõ tôi không thật sự muốn tuyên chiến với bất kỳ ai. Và nếu chúng tôi có thể có hòa bình chỉ bằng đàm phán, tôi sẽ rất vui mừng”.

Theo báo cáo hồi tháng 1.2016 của tổ chức nghiên cứu Nhóm Khủng hoảng quốc tế, Trung Quốc tuyên bố độc chiếm 90% Biển Đông với tấm bản đồ “đường 9 đoạn” để phân định bờ cõi. Ba tập đoàn dầu khí lớn của Trung Quốc đã tăng cường khả năng hoạt động cả về tiền lẫn kỹ thuật. Lãnh đạo các tập đoàn này đã thúc ép chính quyền Trung Quốc cho tiến hành khoan thăm dò dầu khí ở khu vực rấtxa bờ biển Trung Quốc.

Báo cáo trên chỉ ra khả năng tranh chấp chủ quyền có thể giải quyết được, phần nào từ sự hợp tác khai thác dầu khí với Philippines vốn rất cần nguồn năng lượng.

Những người khác nói phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựccó thể làm đà tiến đếnđàm phán. Nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc của Nhóm Khủng hoảng quốc tế Tạ Mỹ Yến đã từngbình luận trên báo Mỹ Wall Street Journal hồi tháng 6:

“Không phải không thể tránh được xung đột. Bằng cách nêu rõ trạng thái pháp lý của những yêu sách chủ quyền và tăng cường sự quan tâm của thế giới, Tòa Trọng tài thường trựccó thể kéo giảm bất đồng giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Phán quyết cũng ủng hộ các nước muốn tránhđối đầu Bắc Kinh chống lại Washington và khuyến khích Bắc Kinh xem xét lại cái giá phải trả từ việc tuyên bố bành trướng lãnh thổ”.

Trung Trực
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liệu có tránh được thủy chiến Mỹ - Trung ở Biển Đông?