Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 18.6 (giờ Mỹ) đã kêu gọi ngừng vận chuyển vũ khí cho Myanmar và kêu gọi quân đội tôn trọng kết quả bầu cử tháng 11 cùng với việc trả tự do cho các tù nhân chính trị, gồm cả nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Myanmar

Hoàng Phương | 19/06/2021, 10:18

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 18.6 (giờ Mỹ) đã kêu gọi ngừng vận chuyển vũ khí cho Myanmar và kêu gọi quân đội tôn trọng kết quả bầu cử tháng 11 cùng với việc trả tự do cho các tù nhân chính trị, gồm cả nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

myanmar.jpg
Binh lính Myanmar đi dọc một con phố trong cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Yangon, Myanmar, ngày 28.2.2021

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết với sự ủng hộ của 119 quốc gia, vài tháng sau khi quân đội lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc đảo chính ngày 1.2.

Belarus đã yêu cầu các nước bỏ phiếu đối với văn bản này và là quốc gia duy nhất phản đối nó, trong khi có 36 nước bỏ phiếu trắng, gồm cả Trung Quốc và Nga.

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener phát biểu trước Đại hội đồng sau cuộc bỏ phiếu: “Nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến quy mô lớn là có thật. Thời gian là yếu tố quan trọng nhất. Cơ hội để đảo ngược cuộc đảo chính quân sự đang ngày càng hẹp dần".

Một số quốc gia bỏ phiếu trắng cho rằng cuộc khủng hoảng là vấn đề nội bộ của Myanmar, những quốc gia khác nghĩ rằng nghị quyết này sẽ không được hữu ích, trong khi một số quốc gia phàn nàn rằng nó không giải quyết thỏa đáng cho hoàn cảnh của người Hồi giáo Rohingya, 4 năm sau khi một cuộc đàn áp quân sự buộc gần một triệu người phải trốn khỏi Myanmar.

Đại sứ Liên minh châu Âu Olof Skoog cho biết nghị quyết của Liên Hợp Quốc mang một thông điệp mạnh mẽ: "Nghị quyết này không chấp thuận chính quyền quân sự, lên án sự lạm dụng và bạo lực lên chính người dân của họ và thể hiện sự cô lập của quân đội trước toàn thể thế giới".

Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã thúc đẩy Đại hội đồng hành động, nói với các phóng viên: "Chúng ta không thể sống trong một thế giới mà các cuộc đảo chính quân sự trở thành một chuẩn mực. Điều đó là hoàn toàn không thể chấp nhận được".

Quân đội viện lý do chính phủ từ chối giải quyết những gì họ cho là gian lận trong cuộc bầu cử vào tháng 11 là lý do cho cuộc đảo chính. Các nhà quan sát quốc tế cho biết cuộc bỏ phiếu là hoàn toàn công bằng.

ASEAN bất đồng ý kiến

Dự thảo nghị quyết ban đầu của Liên Hợp Quốc bao gồm ngôn từ mạnh mẽ hơn kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Myanmar. Theo một đề xuất được tòa soạn Reuters nhìn thấy hồi tháng trước, 9 quốc gia Đông Nam Á muốn loại bỏ một câu văn trong nghị quyết trên. Câu văn đó là "kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên ngăn chặn sự vận chuyển vũ khí vào Myanmar". Các nghị quyết của Đại hội đồng không ràng buộc về mặt pháp lý nhưng mang sức nặng chính trị. Không giống như Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, không quốc gia nào có quyền phủ quyết trong Đại hội đồng.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ tù nhân chính trị, lực lượng của chính quyền quân sự Myanmar đã giết chết hơn 860 người kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính. Quân đội đã phủ nhận, cho rằng con số chết thấp hơn nhiều.

Nghị quyết của Liên Hợp Quốc kêu gọi quân đội Myanmar "ngừng ngay lập tức mọi hành động bạo lực đối với những người biểu tình ôn hòa" và chấm dứt các hạn chế đối với mạng internet và phương tiện truyền thông xã hội.

Đại hội đồng cũng kêu gọi Myanmar nhanh chóng thực hiện đồng thuận 5 điểm mà chính quyền quân sự đã thiết lập với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 4 để ngăn chặn bạo lực và bắt đầu đối thoại với các đối thủ của mình. ASEAN đã dẫn đầu nỗ lực ngoại giao chính để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng, nhưng đã có sự bất đồng ý kiến vào ngày 18.6 trước nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Trng lúc nhiều nước như Indonesia, Malaysia, Singapore...  và Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun, người đại diện cho chính phủ dân sự được bầu của đất nước, đã bỏ phiếu đồng ý, thì Brunei, Campuchia, Lào và Thái Lan bỏ phiếu trắng.

Ông Kyaw Moe Tun cho biết ông rất thất vọng vì đã mất quá nhiều thời gian để Đại hội đồng thông qua một nghị quyết "nhỏ giọt", và nói thêm rằng "Điều cực kỳ quan trọng là không quốc gia nào nên hỗ trợ cho chính quyền quân sự Myanmar".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Myanmar